Báo cáo môi trường cần thực hiện cho doanh nghiệp

TỔNG HỢP CÁC BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP 2020

  1. Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Theo quy định tại thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương Binh Và Xã hội, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình công tác ATVSLĐ 1 lần/năm vào trước ngày 10/1 hàng năm cho Sở LĐTBXH, Sở Y Tế

Các chỉ tiêu cần báo cáo bao gồm:

  • Báo cáo về lao động
  • Tai nạn lao động
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động
  • Công tác huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động
  • Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
  • Tình hình quan trắc môi trường lao động
  • Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ:
  • Thời điểm tổ chức tiến hành đánh gía định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
  • Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
  • Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có)
  1. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Theo quy định tại thông tư 23/2014/TT – BLĐBTXH của Bộ lao động thương binh xã hội, hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động 6 tháng 1 lần (trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm)
Báo cáo này nộp tại phòng lao động thương binh xã hội Quận Huyện nơi công ty cư trú

  1. Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở 

Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở cần được thực hiện 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm) Báo cáo môi trường cần thực hiện

Doanh nghiệp nộp báo cáo tại Trung tâm y tế dự phòng huyện nơi đặt cơ sở ( theo quy định tại thông tư 19/2016/TT-BYT)

  1. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Báo cáo tai nạn lao động cần được nộp về thanh tra Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội định kỳ 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm)

Nghị định 39/2016/NĐ-CP nêu rõ các yếu tố cần báo cáo bao gồm:

Tình hình chung về tai nạn lao động:

  • Phân loại tai nạn lao động
  • Các tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ
  • Các thiệt hại do tai nạn lao động
  1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

– Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/202.

– Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

  • Form mẫu:

a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02 này;

b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02 này.

c) Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

  • Thời gian gởi báo cáo

Trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo

  • Hình thức gởi báo cáo:

– Trực tiếp: bản cứng bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị bản điện tử (file.doc)

– Bản điện tử: theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.

  • Cách thức gởi báo cáo:

a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;

b) Gửi, nhận trực tiếp;

c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

d) Gửi, nhận qua Fax;

đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

  • Nơi nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);

  1. Báo cáo quản lý chất thải nguy hại

tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  1. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động Báo cáo môi trường cần thực hiện

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động phải được thực hiện thường niên hàng năm theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ.

  1. Báo cáo công tác PCCC

Thông tư 52/2014/TT-BCA (Điều 7) quy định, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo công tác PCCC vào Quý IV Hàng năm. Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ

  1. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp cần nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất về Sở Công Thương và Cục Hóa chất trước ngày 15/01 hàng năm theo phụ lục 5, mẫu 5a, thông tư 32/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2017 (Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT và nghị định 113/2017/NĐ-CP)

  1. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

    Theo quy định của điều 19, 52 của Luật hóa chất 2007 và quy định tại điều 18 , 19 của nghị định 113/2017/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP cần nộp Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm về Cục Hóa chất trước ngày 31/01 hàng năm.

Các quy định mới nhất về môi trường – an toàn lao động

  1. – Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/202.
  2. – Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
  3. – Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
  4. Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Chú ý đều 26 – Quan trắc môi trường lao động)
  5. Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có hiệu lực từ ngày 01/07/2010) (tham khảo sẽ thay thế cho Nghị định 154/2016/NĐ-CP
  6. Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (hiệu lực từ ngày 10/05/2020)
  7. Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ghép chung các loại báo cáo QTMT định kỳ, QTMT liên tục, Quản lý chất thải sinh hạt, quản lý chất thải nguy hại
  8. Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

HÌNH ẢNH QCVN THỰC HIỆN TẠI HIỆN TRƯỜNG

Báo cáo môi trường cần thực hiện
Báo cáo môi trường cần thực hiện

Đo đạc phân tích chỉ tiêu khí tại đường nội bộ Công Ty Nhôm Vũng Tàu

quant rắc môi trường lao động

CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM

Trung tâm: 67/2/8 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 0287 308 6678 – Hotline: 0918.945.839

Email: info@qcvn.com.vn