Phân tích nước thải

PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI  

Phân tích nước thải nhằm định nồng độ ô nhiễm của nước từ các nguồn phát sinh khác nhau

Để xác định các thông số có trong nước thải thông thường có 3 loại nước thải phát sinh gồm:

1.  Nước thải sản xuất công nghiệp

2. Nước thải sinh hoạt

3. Nước thải y tế

1. Nước thải sản suất công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước được thải ra từ các quá trình sản xuất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh như nước phát sinh từ dệt nhuộm, luyện gang thép, chế biến gỗ, gia công sơn…

Tùy vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp thông thường nước thải công nghiệp có 33 thông số cần phân tích theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Các ngành sản xuất như Dệt nhuộm, bột giấy, dệt may, chế biến cao su áp dụng quy chuẩn riêng cho từng ngành như sau:

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN13-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt nhuộm với 10 thông số (Nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Xyanua, Clo dư, Crôm VI Cr6+ , Tổng các chất hoạt động bề mặt)

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với 8 thông số (Nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX), Dioxin)

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với 6 thông số (pH, BOD5, COD, TSS, Tổng Nito, Amoni)

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 52:2017/BTNMT về Nước thải công nghiệp sản xuất thép do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành gồm 24 thông số (Nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5, COD, Tổng rắn lơ lửng, Tổng Xyanua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Amoni, Tổng Nitơ, Tổng Phốtpho, Sunfua (S2-), Florua (F-), Thuỷ ngân (Hg), Crom VI (Cr6+), Crom tổng (Cr), Chì (Pb), Cadmi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Niken (Ni), Mangan (Mn), Sắt (Fe))

– QCVN 60-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 76/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– QCVN 11-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản biên soạn, sửa đổi QCVN 11:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 77/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:1995 về phân tích nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải

phân tích nước thải
phân tích nước thải

2. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra từ các quá trình sinh hoạt hằng ngày như nước thải từ tắm, rửa, giặt giũ, ăn uống, vệ sinh từ công nhân viên của các công trình dân cư, trường học, bệnh viện, cơ quan, nhà hàng, khách sạn… nếu lượng nước này không được xử lý sẽ trở thành một nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

Các chỉ tiêu trong phân tích nước thải sinh hoạt cần phân tích theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành gồm 11 chỉ tiêu (pH, BOD5, TSS, Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, Tổng Coliforms)

3. Nước thải y tế

Nước thải y tế là loại nước thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh từ các bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế dự phòng, phòng nha…

Các chỉ tiêu trong phân tích nước thải y tế cần phân tích theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành gồm 15 chỉ tiêu (pH, BOD5, COD, TSS, H2S, Amoni, Nitrat, , Phosphat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae)

QCVN với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và kỹ thuật viên trẻ năng động sáng tạo được đào tạo chuyên môn kêt hợp các loại máy móc thiết bị hiện đại như AAS, ICP-OS, phòng vi sinh đạt chuẩn sẽ đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về nước cho quý khách hàng.

Ngoài 3 nguồn phát sinh nước thải chính kể trên còn có

  • QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Gồm 06 chỉ tiêu (pH, BOD, COD, TSS, Tổng Nito, Tổng Coliform)
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống xử lý nước thải trên tàu (số hiệu QCVN 100:2018/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 53/2018/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2018. Gồm 8 chỉ tiêu (pH, BOD, COD, TSS, TDS, Nitrogen, Phosphorus, Coliform chịu nhiệt.

3. Lý do chọn QCVN là đối tác chiến lược trong phân tích nước thải:

  • QCVN là đơn vị có phòng vi sinh đạt chuẩn 17025. phân tích đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh và các loại vi khuẩn có trong mẫu nước như: Salmonella; Shigella; Vibrio cholerae, Ecoli, Coliform…
  • QCVN là đơn vị đạt chuẩn cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II do Bộ Y Tế Cấp.
  • QCVN là đơn vị đủ điều kiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường, do Bộ Tài Nguyên và môi trường cấp Quyết định số 1316/QĐ-BTNMT ngày 30/05/2017 và Vimcerts 197
  • QCVN được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị gồm: UV-Vis, AAS và phòng nuôi cấy vi sinh đạt chuẩn đáp ứng phần tích được đầy đủ các chỉ tiêu có trong nước thải.

CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM

Trung tâm: 67/2/8 Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 0287 308 6678 – Hotline: 0918.945.839

Email: info@qcvn.com.vn