Để tìm hiểu vai trò của nước đối với sức khỏe con người bạn hãy dành chút thời gian để tham khảo thêm việc phân biệt các loại nước trong bài viết https://qcvn.com.vn/phan-biet-cac-loai-nuoc/
QCVN rất mong kiến thức về nước sẽ giúp các bạn cải thiện được nguồn nước đang sử dụng nếu bị ô nhiễm hoặc biết cách dùng các loại nước tốt cho sức khỏe.
Nước sử dụng nấu ăn nấu uống hằng ngày nhà nước Việt Nam có ra Quy chuẩn nước ăn uống theo QCVN01-1:2019:BYT: với quy chuẩn này có 99 chỉ tiêu ở 3 nhóm A,B,C. Nước sử dụng cho việc ăn uống sinh hoạt đồng nghĩa với việc các hóa chất bảo vệ thực vật/ chỉ tiêu ô nhiễm/ vi khuẩn sẽ không được phép tồn tại. Nước này được các nhà máy nước cung cấp được gọi tên là nước thủy cục.
Nước thủy cục đã đảm bảo chất lượng từ cam kết của nhà máy tại sao ngày càng nhiều hộ gia đình phản ánh về chất lượng nước có màu/ mùi khó chịu hoặc các vật dụng vòi nước bị rỉ sét thì có nhiều nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Trong quá trình từ nhà máy đến hộ dân phải đi đường ống, ống này lâu ngày có khả năng bị ảnh hưởng của môi trường
- Thứ hai: Bể chứa nước/ bồn chứa của các hộ dân không được vệ sinh súc rửa thường xuyên, các vi khuẩn/ bụi có trong không khí sinh xôi và tích tụ lâu ngày theo năm tháng
- Thứ ba: Tuy nước này được nhà máy nước hằng ngày kiểm nghiệm các chỉ tiêu trong nhóm A, định kỳ 1 tháng các chỉ tiêu nhóm B và 6 tháng/ lần các chỉ tiêu trong nhóm C. Tuy nhiên nguồn nước đầu vào được khai thác từ những con sông bất ngờ bị đầu độc (vụ nhà máy nước sông Đà – chỉ tiêu Styren: nhóm C bị vượt), nên nguồn nước cung cấp bị ảnh hưởng.
- Thứ tư: vì nước từ nhà máy đến hộ dân đi qua con đường ống rất xa, buộc lòng các nhà máy phải bổ sung hóa chất Clo/ Flo để diệt khuẩn, các hộ dân càng gần nhà máy thì mùi hóa chất khử trùng này có nồng độ cao hơn các hộ ở xa nhà máy. (Hóa chất này bay hơi trong quá trình đun nấu). Phải nói thêm đây là phụ phẩm từ quá trình khai thác dầu mỏ.
Nước đóng chai/ nước uống trực tiếp/ nước sau máy lọc nước: Thường người dân Việt Nam ta tin là khi đun sôi nước thì nước này uống sẽ đảm bảo. Tuy nhiên, đun sôi nước sẽ bay hơi các hóa chất Clo/ Flo và diệt được các vi khuẩn thường có trong nước như E.Coli/ Coliform. Nhưng nó không thể bay được những chỉ tiêu về kim loại, chỉ tiêu amoni, phostphat, nitrat, nitrit vẫn sẽ tồn tại trong nước.
- Nếu nguồn nước đầu vào của bạn là nước thủy cục: Nước nhà máy nước cung cấp thì thiết bị lọc nước thông thường có thể giúp bạn loại bỏ yếu tố gây hại thường phát sinh do nguyên nhân khách quan như Clo/ Flo/ vi khuẩn/ bụi bẩn
- Nếu nguồn nước đầu vào của bạn là nước giếng thì nên đi phân tích hết tất cả các chỉ tiêu thường có trong nước giếng theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT, để biết là nước của bạn có bị ô nhiễm không, nếu vượt nhóm chỉ tiêu nào thì nên lắp đặt hệ thống lọc thô – lọc tổng – lọc tinh để sử dụng.
- Tuy nhiên, nếu ta quá cẩn thận nước không nhiễm bất kỳ yếu tố nào mà lọc quá nhiều thì nước sẽ không còn khoáng, vì vậy lại phải bổ sung thêm khoáng trong quá trình ăn để bù đắp khoáng chất thiếu hụt. Vai trò của nguồn nước sạch
Nguồn nước sạch là gì? Vai trò của nguồn nước sạch
Nước sạch là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Đa số người dân đều nhận xét nguồn nước sạch hay ô nhiễm bằng cảm quan, mà không dựa trên cơ sở khoa học. Nguồn nước sạch mà người dân sử dụng phổ biến là: nước máy, nước uống đóng chai, nước đã qua xử lý bằng hệ thống lọc đã được công bố chất lượng.
Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, vì nước chiếm đến 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Một người trưởng thành có thể nhịn ăn trong vòng vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng không thể không uống nước trong 3 – 4 ngày. Nước sạch có vai trò trong cơ thể như sau:
Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước sạch mà hàng ngày chúng ta thường sử dụng có chứa rất nhiều các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
Nước sạch được coi là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia quá trình chuyển hóa và các phản ứng trao đổi chất nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Các tế bào có thể hoạt động và thực hiện các chức năng của mình là do được hòa tan trong dung môi.
Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu và phân
Nước còn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể, phân phối hơi nóng của cơ thể. Nước làm cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể.
Ngoài ra nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động. Nó còn có tác dụng giảm xóc cho mắt, tủy sống kể cả thai nhi trong nước ối.
Do vậy, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mỗi người và cả cộng đồng. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về đường ruột như: tả, lỵ, thương hàn…; các bệnh về da liễu, mắt, phụ khoa như: hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp, viêm âm đạo… Các bệnh này có thể lây bệnh sang người lành do nguyên nhân chính là thiếu nước và sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng lâu ngày có thể gây ra các bệnh ung thư.
Một số biện pháp bảo đảm nguồn nước sạch tại gia đình Vai trò của nguồn nước sạch
Để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe thì tại mỗi gia đình phải có biện pháp xử lý nước đơn giản như lọc nước, đặc biệt phải có ý thức bảo vệ nguồn nước:
Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác, phóng uế bừa bãi ảnh hưởng đến nguồn nước sạch; không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn…
Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước)
Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo quy định vệ sinh…
Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng.