Bao cao Kiem ke khi nha kinh
Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính

Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính

  1. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
  2. a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
  3. b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  4. c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  5. d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025

Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.

Nội dung hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

  1. Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
  2. a) Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc. Phương pháp đo đạc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
  3. b) Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Báo cáo phải bảo đảm tính toàn diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  4. c) Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Yêu cầu đối với đơn vị thẩm định

  1. Đơn vị thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận; hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác; hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.
  2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
  3. Các đơn vị có nhu cầu đề nghị theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này chứng minh đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.

Thông tin về năng lực thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hồ sơ gồm

– Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.

– Bản sao công chứng chứng nhận năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận (nếu có) đã công chứng.

– Bản sao công chứng chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 (nếu có).

– Bản sao công chứng chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (nếu có).

Công ty/Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quản lý lĩnh vực liên quan quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động thẩm định. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về yêu cầu đối với đơn vị thẩm định.

Email us

Zalo

0918945839