Phan biet cac loai nuoc
Phân biệt các loại nước

Phân biệt các loại nước

Phân biệt các loại nước

  1. Nước ăn uống/ nước sinh hoạt:

Là loại nước đáp ứng việc nấu ăn uống, tắm giặt hằng ngày và áp dụng theo QCVN01-1:2018/BYT (Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018)

Để đánh giá nước này có đủ chất lượng để sinh hoạt và nấu ăn uống thì cần kiểm nghiệm đủ 99 chỉ tiêu theo quy chuẩn.

Tuy nhiên, tùy vào loại nước đầu vào mà quý khách hàng chọn lựa các chỉ tiêu phân tích để kiểm tra nồng độ các chất nghi ngờ/ có khả năng bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Nguồn nước sử dụng là nước thủy cục: đây là nước do các tổ chức cấp nước thực hiện và cung cấp lại cho hộ dân, nhà hàng, khách sạn, chung cư. Nguồn nước này khi ra khỏi nhà máy đã đạt Quy chuẩn QCVN01-1:2018/BYT cả mức A-B-C để cung cấp cho dân. Tuy nhiên trong quá trình đường ống từ nhà máy đến người sử dụng đôi phần bị tác động, hoặc về đến người sử dụng có bể chứa, bể chứa nhiều năm không được vệ sinh thì nước này cũng bị ảnh hưởng.

  1. Nước uống trực tiếp
    • Nước bình/ nước uống trực tiếp tại vòi: sẽ được kiểm nghiệm và so sánh theo QCVN06-1:2010/BYT phụ lục II và III với các chỉ tiêu sau: FILE
    • Nước khoáng: là nước có thành phần chất khoáng. sẽ được kiểm nghiệm và so sánh theo QCVN06-1:2010/BYT phụ lục I với các chỉ tiêu sau: FILE
  • Nước khoáng tự nhiên: đến từ những suối tự nhiên (Suối khoáng), nguồn nước tự nhiên của trái đất, nước này đi qua rất nhiều tầng lớp của vỏ trái đất và đi lên tới các con suối.
  • Nước khoáng bổ sung: Nước này được qua quá trình lọc tinh khiết có bổ sung khoáng (tạo khoáng)
  1. Nước tinh khiết:
    • Nước cất: Là loại nước hóa hơi và ngưng tụ thông qua thiết bị chưng cất, ưu điểm loại bỏ được các chỉ tiêu (thông số) có độ sôi cao hơn nước, nên nước trước khi vào máy nước cất cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố như amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, dung môi…

Nước cất dung trong phòng thí nghiệm được phân tích và so sánh theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) (Grade 3) gồm các chỉ tiêu:

+ pH

+ Hàm lượng Silica (SiO2) quy ra từ Silic

+ Hàm lượng cặn sau bay hơi ở 100oc

+ Độ dẫn điện (EC) ở 25 oC

+ Độ oxy hóa quy về O2 (Chỉ số permanganate quy về O2)

+ Độ cứng quy về CaCO3

  • Nước siêu sạch: sản xuất dược hoặc chạy một số máy sắc ký ion theo Nước siêu sạch (nước tinh khiết): so sánh theo Dược Điển Việt Nam 5 (trang 690 – 691 Phần N, tập 1). Gồm các chỉ tiêu:

+ Cacbon hữu cơ toàn phần: không quá 0.5mg/l

+ Độ dẫn điện nhỏ hơn 0.1µS.cm-1

+ Nitrat

+ Nhôm và các kim loại nặng

  • Nước vô khuẩn dùng để tiêm: so sánh theo Dược Điển Việt Nam 5 (trang 691 – 692 Phần N, tập 1)

Link : https://duocdienvietnam.com/download-duoc-dien-viet-nam-v/#Link_tai_Duoc_dien_Viet_Nam_5_online_ban_pdf

  • Nước RO (sử dụng để chạy thận nhân tạo): so sánh theo TCVN 9856:2013 ISO 13959:2009 . FILE

Để tư vấn chính xác các tiêu chuẩn/ quy chuẩn chỉ tiêu cho từng mục đích sử dụng/ Phân biệt các loại nước các bạn liên hệ QCVN để được tư vấn thêm nhé

Giai phap xu ly nuoc cap cho doanh nghiep san xuat duoc pham

Email us

Zalo

0918945839