Quy trinh thuc hien lap bao cao quan trac moi truong dinh ky tai Thanh pho Ho Chi Minh theo thong tu 43
Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thông tư 43

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thông tư 43

Vì sao phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh?

Với các hoạt động kinh doanh sản xuất của dự án tại thành phố Hồ Chí Minh đều có thể phát sinh nguồn ô nhiễm và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, vì thế để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện một số hồ sơ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động như kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của công ty vẫn cần phải lập các báo cáo định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý về Môi trường để xác định xem hoạt động của công ty có ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường xung quanh hay không. Vì thế, doanh nghiệp cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Quy trinh thuc hien lap bao cao quan trac moi truong dinh ky tai Thanh pho Ho Chi Minh theo thong tu 43

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thông tư 43

Bước 1

Khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.

Bước 2

Xác định nguồn ô nhiễm như: nước thải, khí thải, các chất thải phát sinh.

Bước 3

Thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở;

Bước 4

Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá tổng quan chất lượng môi trường, nguồn tác động và ảnh hưởng ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án đang hoạt động.

Bước 5

Tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và phòng ngừa sự cố.

Bước 6

Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm.

Bước 7

Hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

Bước 8

Gửi hồ sơ cho chủ doanh nghiệp ký, đóng dấu.

Bước 9

Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

Email us

Zalo

0918945839