Phan tich tieu chuan nuoc uong dong chai nam 2019
Phân tích tiêu chuẩn nước uống đóng chai năm 2019

Phân tích tiêu chuẩn nước uống đóng chai năm 2019

  1. Căn cứ pháp lý công bố kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam

-Nước đầu vào trước sản xuất phải đạt: Nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT sẽ hết hạn vào ngày 01/07/2021 và thay thế bởi QCVN 01-1:2018/BYT có hiệu lực từ 15/06/2019)

-Nước đầu ra (sản phẩm đóng chai/ sản phẩm nước có ga/ nước uống trực tiếp: QCVN số 6-1:2010/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Các chỉ tiêu hóa học của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 1)
1.    Stibi, mg/l 0,005 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 A
2.    Arsen, tính theo arsen tổng số, mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
3.    Bari, mg/l 0,7 ISO 11885:2007; AOAC 920.201 A
4.    Borat, mg/l tính theo bor 5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 A
5.    Cadmi, mg/l 0,003 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15 A
6.    Crom, tính theo crom tổng số, mg/l 0,05 TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
7.    Đồng, mg/l 1 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40 B
8.    Cyanid, mg/l 0,07 TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002) A
9.      Fluorid, mg/l 2) TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007 A
10.    Chì, mg/l 0,01 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27 A
11.    Mangan, mg/l 0,4 TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
12.    Thủy ngân, mg/l 0,001 TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22 A
13.    Nickel, mg/l 0,02 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
14.    Nitrat, tính theo ion nitrat, mg/l 50 TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-1:2007 A
15.    Nitrit, tính theo ion nitrit, mg/l 0,1 TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-1:2007 A
16.    Selen, mg/l 0,01 TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
17.    Các chất hoạt động bề mặt 3) TCVN 6622-1:2009 (ISO 7875-1:1996, With Cor 1:2003) B
18.    Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và PCB (polyclo biphenyl) 3) AOAC 992.14 B
19.    Dầu khoáng 3) ISO 9377-2:2000 B
20.    Các hydrocarbon thơm đa vòng 3) ISO 7981-1:2005; ISO 7981-2:2005; ISO 17993:2002; AOAC 973.30 B
1) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.

2) Theo điểm b, khoản 2.3.3, mục 2 của Quy chuẩn này.

3) Phải nhỏ hơn giới hạn định lượng quy định trong các phương pháp thử tương ứng.

Bên cạnh đó, còn có các nhóm chỉ tiêu khác như: độ pH, độ cứng, vi sinh, kim loại nặng… có thể đánh giá mức độ nguy hại hay an toàn với người sử dụng.

Khi xét nghiệm, nếu các chỉ tiêu mà vượt quá tiêu chuẩn quy định thì bạn cần tìm rõ nguyên nhân và hướng giải pháp để xử lý. Bởi một số thành phần kim loại nặng như: asen, nitrit, mangan, hay sắt… còn tồn tại một lượng khá lớn trong nước do quá trình xử lý, loại bỏ không đúng. Nếu thành phần vượt quá mức cho phép sẽ dẫn tới rất nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Phan tich tieu chuan nuoc uong dong chai nam 2019

2. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai

I. Kiểm tra lần đầu
Chỉ tiêu Lượng mẫu Yêu cầu Phân loại (6)
1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt 1 x 250 ml Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào A
2. Coliform tổng số 1 x 250 ml Nếu số vi khuẩn (bào tử) ³ 1 và £ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai A
3. Streptococci feacal 1 x 250 ml Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ A
4. Pseudomonas aeruginosa 1 x 250 ml A
5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 1 x 50 ml A
II. Kiểm tra lần thứ hai
Tên chỉ tiêu
Giới hạn tối đa cho phép
Phân loại chỉ tiêu (6)
(Trong 1 ml sản phẩm)
n
(7)
c (8) m (9) M (10)
1. Coliform tổng số 4 1 0 2 A
2. Streptococci feacal 4 1 0 2 A
3. Pseudomonas aeruginosa 4 1 0 2 A
4. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 4 1 0 2 A
6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.
8) c: số đơn vị mẫu tối đa có kết quả nằm giữa m và M, tổng số mẫu có kết quả nằm giữa m và M vượt quá c là không đạt.
9) m: là mức giới hạn mà các kết quả không vượt quá mức này là đạt, nếu các kết quả vượt quá mức này thì có thể đạt hoặc không đạt.
10) M: là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá.

XEM THÊM: KIỂM NGHIỆM NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI

Email us

Zalo

0918945839