Xet nghiem cac loai nuoc thai cong nghiep
Xét nghiệm các loại nước thải công nghiệp

Xét nghiệm các loại nước thải công nghiệp

Xét nghiệm nước thải công nghiệp theo QCVN 40:2011/BTNMT

Xét nghiệm nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là loại nước được hình thành từ các quá trình sản xuất công nghiệp. Nước thải công nghiệp có rất nhiều loại, khá đa dạng và khác nhau về tính chất, lượng phát thải… Chúng phụ thuộc vào yếu tố như loại hình công nghiệp, công nghệ sản xuất, tuổi thọ thiết bị tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp….

Theo WHO, các chất ô nhiễm hóa học nước được phân loại như sau:

Chất hữu cơ không bền sinh học

Các muối vô cơ ít độc

Các hợp chất gen sinh học

Các chất độc đặc biệt bao gồm các kim loại nặng, các hợp chất tổng hợp hữu cơ không phân hủy sinh học

Phan tich nuoc thai cong nghiep

Về màu sắc

Màu sắc của nước thải công nghiệp phụ thuộc phần lớn vào các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo. Màu bên ngoài còn gọi là độ màu biểu kiến của nước. Là màu do các chất lơ lửng trong nước tạo nên.

Trên thực tế, màu của nước thải công nghiệp thường có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên vẫn có màu xám vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ chuyển thành màu đen nếu nước bị nhiễm khuẩn.

Màu của nước thải được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn Pt-Co.

Về mùi

Trong nước thải, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào. Nước thải công nghiệp thường có mùi hôi, khai, mùi của trứng ung hay xác động vật chết gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái.

Về nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thải công nghiệp thường cao hơn so với nguồn nước sạch bởi có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy móc sản xuất.

Về lưu lượng

Là thể tích thực của nước thải, có đơn vị m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào loại máy móc, công nghệ sản xuất, thành phần nguyên vật liệu đầu vào, công suất nhà máy… Công nghệ sản xuất ảnh hưởng lớn đến lượng nước tiêu thụ, lượng nước thải tạo thành, chế độ xả thải và thành phần tính chất nước thải.

Một vài thông số đặc trưng của nước thải khu công nghiệp

Độ pH của nước

Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 – 7,6. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhôm.

Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2 – 7,6. Nước thải công nghiệp có pH rất khác nhau phụ thuộc từng loại hình sản xuất của công ty.

Hiện nay, các xí nghiệp sản xuất thường thải ra lượng nước có tính acid hoặc kiềm rất cao không những khiến cho nguồn nước không còn có ích đối với các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thủy sinh vật. Bởi nồng độ acid sulfuric cao sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của con người khi tham gia các hoạt động vui chơi trong nước. Bên cạnh đó, với nồng độ acid cao, có thể khiến tàu thuyền và các vật dụng đánh bắt thủy sản bị ăn mòn nhanh hơn.

Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp có thể có pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11. Trong khi đó, cá chỉ có thể sống và sinh sôi trong môi trường có 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng kiềm cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi… NaOH ở nồng độ 25 ppm đã có thể làm chết cá hàng loạt.

Các chất rắn khó tan trong nước thải

Các nguyên tố chủ yếu có trong thành phần của nước thải là C, H, O, N với công thức trung bình C12H26O6N. Các chất bẩn có trong nước thải bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Chúng tồn tại dưới dạng vẩn cặng, các chất rắn không tan dưới dạng keo đục.

Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/L).

Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi :Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS : Volatile Suspended Solids), tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS : Volatile Dissolved Solids).

Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550 độ C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định)

Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550 độ C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định)

Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS : Suspended Solids) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105 độ C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L.

Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L. DS = TS – SS

>> QCVN40:2011/BTNMT

>> XÉT NGHIỆM NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THEO QCVN40:2011/BTNMT

 

Email us

Zalo

0918945839