Ky thuat bao quan va xu ly mau de quan trac moi truong
Kỹ thuật bảo quản và xử lý mẫu để quan trắc môi trường

Kỹ thuật bảo quản và xử lý mẫu để quan trắc môi trường

Để đảm bảo chất lượng (QA) cũng như kiểm soát chất lượng (QC) cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn theo quy định thì hoạt động lấy mẫu, bảo quản mẫu trước khi vận chuyển về phòng phân tích là khâu cần phải được chú ý.

1. Phương pháp lấy mẫu

Đối với các mẫu không khí: Đo trực tiếp đối với các chỉ tiêu: Bụi lơ lửng, độ ồn, độ rung…; Các chỉ tiêu như: CO, SO2, NO2,… được hấp thụ trong dung dịch hấp thụ tương ứng như: PdCl2, TCM, Griss.

Đối với mẫu nước thải, lấy mẫu theo các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
  • TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
  • TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

2. Phương pháp bảo quản mẫu

Sau khi đã nạp mẫu vào bình chứa bổ sung hóa chất bảo quản theo chỉ tiêu phân tích, mã hóa mẫu và cho mẫu vào thùng bảo quản, vận chuyển về phòng thí nghiệm. Phương pháp bảo quản cụ thể:

  • pH, COD, BOD5: được đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh, nạp đầy bình để đuổi hết không khí và được làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC.
  • Chất rắn lơ lửng, nitrat: được đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh và được làm lạnh đến giữa 1oC và 5oC.

Ky thuat bao quan va xu ly mau de quan trac moi truong

3. Cách vận chuyển mẫu

Các loại nước, đặc biệt là nước ngọt, nước thải và nước dưới đất dễ bị biến đổi do những phản ứng vật lý, hóa học hoặc sinh học xảy ra giữa thời gian lấy mẫu và bắt đầu phân tích. Bản chất và tốc độ các phản ứng đó thường làm cho nồng độ cần xác định có thể khác biệt với nồng độ vốn có ở thời điểm lấy mẫu nếu không có các phòng ngừa trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và lưu giữ mẫu (đối với các chất cần xác định đặc biệt).

Vận chuyển các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng không bị hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, đặc biệt là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu. Trong khi vận chuyển, các mẫu cần được bảo quản theo hướng dẫn nêu trong bảng 1 đến bảng 4 của TCVN 6663-3: 2008.

4. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn chung về những điều cần lưu ý trước khi bảo quản và vận chuyển mẫu nước kể cả bảo quản và vận chuyển mẫu để phân tích sinh học nhưng không phải là bảo quản và vận chuyển mẫu để phân tích vi sinh vật.

Những hướng dẫn này đặc biệt thích hợp khi mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp không thể phân tích tại chỗ mà phải vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

Email us

Zalo

0918945839