Huong dan thuc hien dang ky moi truong
Hướng dẫn thực hiện đăng ký môi trường

Hướng dẫn thực hiện đăng ký môi trường

Hướng dẫn thực hiện đăng ký môi trường

Trong xu thế phát triền của nền kinh tế, yếu tố môi trường cần được đặc biệt quan tâm để hướng tới phát triển bền vững. Theo đó không chỉ những doanh nghiệp, nhà máy quy mô lớn, xả thải ra môi trường nhiều mới cần quan tâm đến bảo vệ môi trường. Vì vậy Luật Bảo vệ môi trường 2020 ban hành có quy định và hướng dẫn thủ tục làm Đăng ký môi trường cho đối tượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít tác động đến môi trường.

Để có câu trả lời đối tượng nào phải đăng ký? cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này của QCVN nhé!

1.Đăng kí môi trường là gì?

Khái niệm Đăng ký môi trường tại khoản 9, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Đối tượng nào phải đăng kí môi trường?

     Đối tượng phải đăng kí môi trường được quy định tại khoản 1, điều 49, Luật BVMT 2020, bao gồm:

  1. a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường (GPMT);
  2. b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có GPMT.

3. Khi nào phải đăng ký môi trường?

Theo quy định tại khoản 6, điều 49, Luật BVMT 2020, quy định thời điểm đăng ký môi trường như sau:

a) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có GPMT nhưng thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;

b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có GPMT nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động không thuộc đối tượng phải có GPMT phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành.

4. Hồ sơ Đăng ký môi trường nộp ở đâu?

Căn cứ khoản 3, điều 49, Luật BVMT 2020 về Cơ quan thụ lý đăng ký môi trường:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường.
  • Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.

5. Nội dung đăng ký môi trường gồm những gì?

Nội dung đăng ký môi trường theo quy định tại khoản 3, điều 49, Luật BVMT 2020 bao gồm:

  1. Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở
  2. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dung (nếu có);
  3. Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
  4. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
  5. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
  6. Hồ sơ pháp lý đi kèm bản đăng ký môi trường gồm những gì?

a) Đối với dự án đầu tư:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tương đương;

– Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);

– Giấy tờ đất/Hợp đồng thuê đất/quyết định giao đất;

– Bản vẽ thiết kế cơ sở/bản vẽ thiết kế thi công các công trình xây dựng của dự án: (nếu có);

b) Đối với cơ sở đang hoạt động

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tương đương;

– Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);

– Giấy tờ đất/Hợp đồng thuê đất/quyết định giao đất;

– Hồ sơ môi trường nền (Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường) + Quyết định phê duyệt/giấy xác nhận (nếu có);

– Bản vẽ hoàn công các công trình xây dựng của cơ sở;

– Giấy phép xây dựng của cơ sở;

– Quyết định phê duyệt, thẩm định PCCC (nếu có);

– Hóa đơn tiền điện, nước;

– Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại + Chứng từ xử lý;

  1. Đối tượng nào được miễn đăng kí môi trường?

     Căn cứ áp dụng tại Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, đối tượng được miễn đăng ký môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

c) Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

LIÊN HỆ HOTLINE 0918.945.839 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP

Email us

Zalo

0918945839