Cach xac dinh chuong trinh quan trac moi truong, thong so moi truong can quan trac
Cách xác định chương trình quan trắc môi trường, thông số môi trường cần quan trắc

Cách xác định chương trình quan trắc môi trường, thông số môi trường cần quan trắc

Để xác định chương trình quan trắc môi trường bao gồm tần suất quan trắc, thông số quan trắc, vị trí quan trắc, số lượng mẫu có thể căn cứ vào các nội dung sau:

Doanh nghiệp đã có hồ sơ môi trường là Báo cáo đánh giá tác động môi trường / Cam kết bảo vệ môi trường / đề án bảo vệ môi trường / Kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó có nêu rõ chương trình quan trắc môi trường giai đoạn đi vào vận hành gồm: Vị trí quan trắc, Số lượng mẫu, Thông số môi trường cần quan trắc, Nơi nộp báo cáo quan trắc. Thì doanh nghiệp dựa vào đó để lập báo cáo quan trắc môi trường.

  • Dựa vào hiện trạng môi trường để xác định chương trình quan trắc môi trường

Ngoài căn cứ trên, doanh nghiệp cần xem xét hiện trạng phát sinh các nguồn thải như khí thải, nước thải, chất thải có phù hợp với Hồ sơ môi trường đã có không.

Nếu hiện trạng môi trường phù hợp với Hồ sơ môi trường đã có thì quan trắc theo hồ sơ môi trường

  • Dựa vào phụ lục VI Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Nếu hiện trạng môi trường không phù hợp với Hồ sơ môi trường đã có thì quan trắc theo hồ sơ môi trường và đối chiếu thêm với Thông tư 04 /2012/TT-BTNMT để quan trắc cho đúng

Nếu Doanh nghiệp chưa có Hồ sơ môi trường thì Dựa vào hiện trạng môi trường và đối chiếu Thông tư 25/2019/TT-BTNMT để quan trắc. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần phải tiến hành sớm Lập hồ sơ môi trường (ĐTM hoặc Kế hoạch BMVT) theo quy định tại Nghị định 40/2019/BTNMT.

Ví dụ: Theo hồ sơ môi trường không có quan trắc khí thải lò hơi nhưng hiện trạng doanh nghiệp có sử dụng lò hơi đốt củi. Nên cần phải quan trắc mẫu khí thải với các thông số Bụi, SO2, NOx, CO, Lưu lượng, Nhiệt độ theo hướng dẫn tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Quan trac moi truong theo tieu chuan ky thuat Viet Nam 3

Nơi nộp báo cáo quan trắc môi trường định kỳ/ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp báo cáo quan trắc môi trường cho cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường và nộp theo yêu cầu trong hồ sơ môi trường.

Các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường

– Sở tài nguyên và môi trường tỉnh

– Phòng tài nguyên và môi trường các Quận/huyện.

– Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Ví dụ: Sở TNMT tp.HCM phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và trong đó yêu cầu doanh nghiệp nộp báo cáo quan trắc môi trường cho Sở TNNMT tpHCM và Phòng TNMT quận 1. Thì doanh nghiệp phải nộp cho 2 cơ quan theo yêu cầu, Doanh nghiệp in 3 cuốn báo cáo, nộp Sở 3 cuốn đóng dấu xác nhận xong, lấy 2 cuốn nộp Phòng TNMT đóng dấu xác nhận tiếp, lấy 1 cuốn đã có xác nhận của 2 cơ quan lưu tại doanh nghiệp

Thời gian nộp Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Thời gian quan trắc tùy thuộc vào hồ sơ môi trường ban đầu là quan trắc theo từng quý 4 lần/ Năm; quan trắc 2 lần/ năm; quan trắc 1 lần/ năm sau đó sẽ tổng hợp viết báo cáo và nộp cuối năm theo phụ lục VI Thông tư 25/2019/TT-BTNMT – Báo cáo quan trắc môi trường sẽ có tên gọi là “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường”

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ bao gồm tất cả nội dung của báo cáo quan trắc định kỳ, báo cáo quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽ tiết kiệm thời gian cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu được cải tiến nộp hồ sơ trực tuyến trên các trang dịch vụ công thì sẽ là một bước nhảy vọt tiết kiệm hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp và quản lý hệ thống dữ liệu của cơ quan nhà nước.

Đồng thời doanh nghiệp cần cập nhật quy định thời gian nộp báo cáo của từng địa phương để thực hiện đúng thời hạn.

Email us

Zalo

0918945839