Cac can cu de xay dung chuong trinh quan trac moi truong lao dong
Các căn cứ để xây dựng chương trình quan trắc môi trường lao động

Các căn cứ để xây dựng chương trình quan trắc môi trường lao động

Cơ sở pháp lý yêu cầu thực hiện quan trắc môi trường lao động

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù khoa phòng. Bên cạnh đó, việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy sau:

Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).

Tương tự, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật khử độc, khử trùng cho người lao động. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực (điều 18 – Luật An toàn, vệ sinh lao động).

Bên cạnh đó, tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy định nội dung thực hiện quan trắc cũng như yêu cầu năng lực của đơn vị thực hiện quan trắc. Từ đây, các cơ sở trong và ngoài ngành y tế có thể căn cứ lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm tra bên ngoài công nhận kết quả báo cáo.

Cac can cu de xay dung chuong trinh quan trac moi truong lao dong

Căn cứ để xây dựng chương trình quan trắc môi trường lao động

Tại Điều 36 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì kế hoạch quan trắc môi trường lao động được xây dựng dựa theo như sau:

Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cầm quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

Các yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Khi nào phải bổ sung yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động

Các yếu tố có hại khi được xác định quan trắc môi trường lao động dựa theo hồ sơ vệ sinh lao động được lập sẽ phải được bổ sung thêm vào hồ sơ vệ sinh lao động trong các trường hợp sau:

Cơ sở, doanh nghiệp hoạt động có sự thay đổi về quy trình công nghệ, cải tạo nâng cấp thay đổi quy trình sản xuất (máy móc thiết bị, thao tác lao động biến động) có nguy cơ phát sinh các yếu tố có hại ảnh hưởng tới người lao động.

Sau đánh giá hiện trạng thực tế cơ sở, doanh nghiệp tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung, điều chỉnh.

Yêu cầu của các đối tác đánh giá (khách hàng) của đơn vị

Yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước

Email us

Zalo

0918945839