Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 25/2019/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Định nghĩa
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2020): Đánh giá tác động môi trường là việc nghiên cứu để nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH2013 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/06/2014;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/5/2019;
- Thông tư số 25:2019/TT-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40:2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Đối tượng phải thực hiện
Các dự án đầu tư xây dựng thuộc cột 3, Phụ lục II, Mục 1 ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP phải thực hiện lập Báo cáo cáo ĐTM trước khi quyết định đầu tư dự án.
Các dự án đã đi vào hoạt động thuộc đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường như trên mà chưa thực hiện lập Báo cáo hoặc chưa được cấp quyết định phê duyệt Báo cáo của Cơ quan chức năng có thẩm quyền thì phải xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP sau đó thực hiện lập Báo cáo trình cơ quan chức năng phê duyệt.
Các trường hợp đã có quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Cơ quan chức năng có thẩm quyền mà phải lập lại Báo cáo ĐTM:
- Các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất mà gây phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của công trình BVMT đã được phê duyệt;
- Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính, thay đổi công nghệ xử lý chất thải có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định đã được phê duyệt;
- Các dự án thay đổi địa điểm hoạt động so với phương án trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt;
- Không triển khai hạng mục nào của dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm được phê duyệt Báo cáo ĐTM.
- Cơ quan thẩm định Báo cáo
- Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định các dự án Phụ lục III, Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- Bộ, cơ quan ngang bộ: Các dự án thuộc quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ dự án thuộc Phụ lục III, Mục I;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Các dự án bí mật quốc gia;
- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh: Các dự án còn lại
- Thời hạn thẩm định Báo cáo ĐTM
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ; riêng dự án thuộc danh mục loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa, Mục I không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
- Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ; riêng dự án thuộc danh mục loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa, Mục I không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thẩm định thông qua việc lấy ý kiến: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bộ Hồ sơ gồm:
- 01 văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo ĐTM theo mẫu số 05, Phụ lục VI, Mục I;
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
- 07 bản báo cáo ĐTM (trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 thì cung cấp thêm số lượng Báo cáo);
- Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
Mẫu số 04, Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT