NHIEM AMONI TRONG NUOC AN UONG
NHIỄM AMONI TRONG NƯỚC ĂN UỐNG

NHIỄM AMONI TRONG NƯỚC ĂN UỐNG

NHIỄM AMONI TRONG NƯỚC ĂN UỐNG VÀ CÁC MỐI NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE

Amoni là một dạng tồn tại của hợp chất NH3 khi hợp chất này tan trong nước. Bình thường amoni không tạo nên các mối nguy đến sức khỏe.  QCVN 01/2018-BYT quy định hàm lượng Amoni cho phép của nước sạch sinh hoạt là 0.3 mg/L. 

Về mặt vật lý và hóa học, Amoni không tồn tại lâu trong nước, mà được khuếch tán khỏi bề mặt chất lỏng thông qua quá trình bay hơi và chuyển hóa thành NH3, phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước.

Nếu pH của nước có tính acid nhẹ ở mức 6,0 thì tỉ lệ NH3/NH4+ là khoảng 1/3000. Khi độ pH trong nước tăng lên và ít tính acid hơn, tỉ lệ NH3/NH4+là 1/30.

Tuy nhiên, khi Amoni trong nước cao, hấp thụ vào cơ thể động vật sẽ dễ dàng chuyển hóa thành dạng nitrit và nitrat.

Quá trình này sinh ra hợp chất tiền ung thư là nitrosamine. Khi hàm lượng nitrosamine cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan hoặc ung thư dạ dày. Khi sử dụng nguồn nước có chứa nitrit, cơ thể sẽ hấp thu vào máu và chất này sẽ lấy oxy của hồng cầu làm hemoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da.

Đối với trẻ em, có thể làm chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp, cơ thể xanh xao, ốm yếu, thiếu máu. Đối với cơ thể người trưởng thành, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm tạo thành một hợp chất nitrosamine, có thể gây tổn thương di truyền tế bào, là một trong các nguyên nhân gây ung thư.

nhiễm Amoni trong nước
nhiễm Amoni trong nước

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn amoni trong nước nhưng nguyên nhân chính là do:

+ Khí thải nhà máy, nước thải từ các khu công nghiệp, chất thải y tế,…chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt an toàn đã thải ra môi trường khiến nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có Amoni hoặc các chất tiền Amoni;

+ Việc chăn nuôi với quy mô lớn có thể làm gia tăng lượng Amoni trong nước mặt. Sự nhiễm bẩn amoni do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn.

+ Do việc lạm dụng phân bón vô cơ, quá trình tưới tiêu sẽ làm cho thành phần đạm trong phân bón thấm xuống mạch nước ngầm, hòa tan và chuyển hóa thành Amoni, Nitrate, Nitrite.

Dấu hiệu có thể có hàm lượng Amoni trong nước uống cao, mà bạn có thể quan tâm:

  1. Hàm lượng clo thấp. Bạn có thể dùng các máy đo nhanh (hoạt động bằng nguyên lý so màu) để xác định nhanh hàm lượng clo trong nước. Tổng clo có thể nằm trong khoảng từ 1,0 – 1,5 mg/L. Nếu chỉ số clo quá thấp, có khả năng nước đã bị nhiễm hàm lượng amoni cao.
  2. Giá trị pH thấp. Bạn có thể dùng giấy pH hoặc bút đo pH để xác định nhanh giá trị pH nước trong nước, nên đó 2 đến 3 lần để đảm bảo chính xác. Nếu giá trị pH quá thấp, có khả năng nước đã bị nhiễm amoni cao.
  3. Sự phát triển của vi khuẩn. Nồng độ amoni cao có thể dẫn tới sự tăng sinh, tạo ra vi khuẩn lạc trong bộ lọc nước gia đình
  4. Mùi – vị. Mùi và vị của nước khi uống gây khó chịu, có thể dễ dàng cảm nhận mùi mốc, vị đất, do quá nhiều oxy bị loại khỏi nước do quá trình chuyển hóa amoni thành nitrate và nitrite.

Vì vậy, khi nghi ngờ nguồn nước của gia đình bị nhiễm hàm lượng amoni cao, bạn nên liên hệ với các cơ sở kiểm định và xét nghiệm nguồn nước tại gia đình.

Hoặc bạn đang sử dụng các máy lọc nước bằng công nghệ thẩm thấu ngược – RO, hãy thay lõi lọc mới và kiểm tra lại nguồn nước của bạn.

Tốt nhất, bạn nên ghi lại ngày tháng hoặc sử dụng các máy lọc nước có theo dõi ngày sử dụng của lõi lọc.

Sau đó, hãy mang nguồn nước đến các cơ sở kiểm nghiệm nước để xác định hàm lượng amoni và các chỉ tiêu an toàn khác, giúp bạn yên tâm với nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

Email us

Zalo

0918945839