Nhiem doc kim loai nang trong nuoc
Nhiễm độc kim loại nặng trong nước

Nhiễm độc kim loại nặng trong nước

Nhiễm độc kim loại nặng trong nước

1. Giới thiệu chung về kim loại nặng

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng lớn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.

Kim loại nặng có mặt trong rộng rãi trong vỏ của trái đất, chúng được phân hóa từ các dạc đất đá tự nhiên, tồn tại trong môi trường dưới dạng bụi hay hòa tan trong nước sông hồ, nước biển, sa lắng, trầm tích. Trong khoảng 2 thế kỷ qua, kim loại nặng được thải ra do các tác động của con người như: hoạt động sản xuất công nghiệp (khai khoáng, giao thông,…), nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,…) làm cho môi trường bị ô nhiễm hàm lượng kim loại nặng tăng đáng kể (Đỗ Văn Chí, 2020), một số kim loại nặng thường bị nhiễm trong nước (hình 2.1).

Nhiễm độc kim loại nặng trong nước
Nhiễm độc kim loại nặng trong nước

Hình 1 Kim loại nặng trong nước

2. Phân loại kim loại nặng

Kim loại nặng được chia làm 3 loại:

  • Kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,….)
  • Kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…)
  • Kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…)

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, các phòng thí nghiệm, nước thải, hoạt động giao thông vận tải,…. do nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người, chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến các chất ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại.

4. Ảnh hưởng của kim loại nặng đối với sức khỏe con người

Một số kim loại nặng cần thiết cho cơ thể con người, đó là các nguyên tố vi lượng thiết yếu, chính sự mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các kim loại như sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu, kẽm là tác nhân quan trọng trong 100 enzyme,… kim loại nặng độc tính là kim loại có tỷ trọng so với nước nhiều gấp 5 lần (Đỗ Văn Chí, 2020).

Khi sử dụng nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai của các thế hệ sau. Một số kim loại nặng cũng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư: ung thư da, ung thư vòng họng, ung thư dạ dày,…

Khi sử dụng nước nhiễm kim loại nặng sẽ làm mất đi các thành phần của nước, thay vào đó là nguồn nước chứa nhiều độc tố có hại gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn; kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển. Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh. Ngoài ra sử dụng nước nhiễm kim loại nặng còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da,…

Email us

Zalo

0918945839