Xu ly nuoc thai che bien mi an lien
Xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

Xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

Ở Việt Nam, mì gói xuất hiện đầu tiên vào khoảng giữa thập niên 60 và nhanh chóng phát triển tới nay.

Trong những năm gần đây ngành sản xuất mì ăn liền của đã từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ. Do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng cao.

Một gói mì trọng lượng từ 65 – 85 g, trung bình 75g, Việt Nam sản xuất trung bình 5 tỷ gói/năm (2008). là 375.000 tấn/năm. Trung bình sản xuất 1 tấn sản phẩm/8m3. Vây hàm lượng nước thải chế biến mì ăn liền là 3 triệu m3 nước thải/năm. Nếu tính tốc độ tăng trưởng trung bình 15 -20% năm. Năm 2012 sản xuất từ 430.000 – 450.000 tấn, tương đương với lượng nước thải chế biến mì ăn liền từ 3.440.000 – 3.600.000 m3. Đây là con số rất lớn, nếu không có biện pháp xử lý thỏa đáng trước khi thải ra môi trường, lượng nước thải này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.

Xu ly nuoc thai che bien mi an lien

Nguyên vật liệu sản xuất

Nguyên liệu chính là bột lúa mì nhập khẩu được phối liệu với các loại phụ liệu khác như: dầu Shortening, bột ngọt, muối, đường, tôm, cua, thịt bò, thịt heo, tiêu, hành, tỏi, ớt,…

Các xí nghiệp mì ăn liền sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng khác, tuỳ theo từng loại mì ăn liền; các cơ sở sản xuất có thể pha trộn các thành phần phụ liệu khác nhau để sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau: mì súp cua, mì gà, mì xào, mì chay, mì chua cay, mì hải sản,…

Nồng độ các chất gây ô nhiễm thể hiện qua các chỉ tiêu pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Nước thải từ các khâu sản xuất trong cơ sở chế biến mì ăn liền sẽ được phân luồng riêng biệt. Các nguồn sẽ thải theo hệ thống thoát nước riêng biệt, có hệ thống xử lý sơ bộ riêng trước khi thu gom xử lý nước thải chế biến mì ăn liền chung.

Hàm lượng một số thông số biểu thị ô nhiễm của nhà máy mì ăn liền

pH = 6

COD = 850 mg/l

BOD5 = 500 mg/l

SS = 200 mg/l

Tổng N = 22 mg/l

Tổng P = 4,4 mg/l

Dầu mỡ = 220 mg/l

Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thủy sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường.

Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước.

Email us

Zalo

0918945839