Thuc trang o nhiem nuoc tai Viet Nam
Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam

Hiện trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Hiện cả nước có hơn 770 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt; 15 đô thị loại một; 14 đô thị loại hai; 53 đô thị loại ba; 65 đô thị loại bốn, còn lại là đô thị loại năm. Tuy vậy, tỷ lệ dân đô thị hưởng dịch vụ thoát nước chỉ chiếm khoảng 60% và tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới đạt khoảng 12%.

Điển hình như tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn nước thải sinh hoạt (không được xử lý, đổ thẳng vào các ao, hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Đồng Nai – Sài Gòn.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện vẫn còn 20% hộ dân trên cả nước phải dùng nguồn nước ao, hồ, kênh rạch bị ô nhiễm để phục vụ sinh hoạt.

Ô nhiễm nguồn nước còn gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế. Nguồn nước ô nhiễm cũng khiến năng suất cây trồng bị giảm sút nghiêm trọng.

Thuc trang o nhiem nuoc tai Viet Nam

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm

Nguyên nhân chủ yếu do một lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số cơ sở sản xuất trong nội đô chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu thải trực tiếp ra các con sông, kênh, mương chảy qua nội đô. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm đã trở nên nghiêm trọng tại hai đô thị lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử ly xuống lòng sông, kênh mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy.

Điển hình như tại TP. Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước vừa được Sở TN&MT công bố cho thấy, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng… đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép.

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy. Tại 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà Nội) và kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Ba Bò, kênh Tham Lương (TP. Hồ Chí Minh). Nhiều tuyến kênh, đoạn sông sau cải tạo mức độ ô nhiễm đã giảm, song thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng trở lại. Tình trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thành vấn đề cần quan tâm giải quyết ở hầu hết các đô thị.

Để thực hiện mục tiêu giảm thiểu 90% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt đã đề ra trong kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện quan trắc chất lượng nước tại 24 vị trí trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, nhằm theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt.

Theo báo cáo chất lượng nước sông trong quý I.2018, tại 24 vị trí quan trắc chất lượng nước trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, hầu hết chỉ tiêu đề ra đạt quy chuẩn quy định, trừ chỉ tiêu DO và vi sinh (Coliforms). Theo ước tính, tổng lượng nước thải thải ra nguồn tiếp nhận là 1.750.000m³/ngày. Kết quả đến nay, có khoảng 420.624m³ nước thải/ngày đã được xử lý đạt chuẩn, bao gồm nước thải đô thị và nước thải từ khu công nghiệp, tương ứng với việc giảm thiểu 24% tải lượng chất ô nhiễm vượt chuẩn thải vào nguồn nước mặt.

Email us

Zalo

0918945839