Tam quan trong va co so phap ly khi quan trac moi truong lao dong nam 2021
Tầm quan trọng và cơ sở pháp lý khi quan trắc môi trường lao động năm 2021

Tầm quan trọng và cơ sở pháp lý khi quan trắc môi trường lao động năm 2021

Các yếu tố môi trường lao động và các yếu tố liên quan tới môi trường lao động

  •  Công tác quản lý lao động, các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió)
  •  Các yếu tố vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, độ ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường)
  •  Các yếu tố Bụi: Bụi toàn phần, bụi hô hấp
  •  Lấy mẫu và đo đạc các hơi kim loại: Asen, Cadimi, thủy ngân, chì, kẽm…
  •  Lấy mẫu và phân tích các hơi khí độc: NOx, SO2, CO, CO2, O3, H2S, HCl…
  • Lấy mẫu và đo đạc các dung môi hữu cơ: hóa chất bảo vệ thực vật, hợp chất hữu cơ bay hơi – VOCs, các hợp chất hữu cơ bền – POPs, dung môi hữu cơ,..
  •  Đánh giá ecgônômi vị trí lao động: xác định các yếu tố nguy cơ trong lao động
  • Thực hiện đánh giá chất lượng phòng sạch cho các phòng thí nghiệm, các xưởng sản xuất dược phẩm theo GMP, các phòng mổ của các bệnh viện…

Vì sao cần quan trắc môi trường lao động tại Việt Nam?

Việc quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động quản lý môi trường lao động của người lao động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phát hiện những yếu tố nguy cơ gây hại để cải thiện điều kiện làm việc. Đồng thời, chủ doanh nghiệp sẽ trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.

Tam quan trong va co so phap ly khi quan trac moi truong lao dong nam 2021

Ngoài ra, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp, tổ chức… dễ dàng thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường trong lao động tại nơi làm việc, làm căn cứ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, quan trắc môi trường lao động còn góp phần phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Thêm nữa, công việc này không những giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Cơ sở pháp lý của hoạt động quan trắc môi trường lao động là gì?

Thông tư số 19/2011 của Bộ Y Tế ngày 06/06/2011 về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động bắt buộc, cần thực hiện thường niên theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ/CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, VSLĐ, về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn LĐ,HLAT,VSLĐ và quan trắc môi trường lao động.”

Cụ thể, tại khoản 3, điều 45 nghị định Nghị định 44/2016/NĐ/CP, trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các tổ chức có trách nhiệm gửi báo cáo về công tác quan trắc môi trường lao động về Sở y tế tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc.

Email us

Zalo

0918945839