Lịch sử hình thành báo cáo đánh giá tác động môi trường
Những năm 60 của thế kỉ XX: con người vẫn luôn có những nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường, và khi nhu cầu nâng cao cuộc sống của con người càng ngày càng cao thì vấn đề đánh giá tác động môi trường cũng được đề cập rõ ràng, phổ biến và chặt chẽ.
Năm 1969: Hoa Kỳ ban hành đạo luật Chính sách môi trường quốc gia ( NEPA) từ đó đạo luật đã được phát triển qua nhiều quốc gia. Đạo luật này quy định, yêu cầu cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường của các hoạt động lớn, hoạt động quan trọng có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường.
Theo sau sự hình thành đạo luật ở Mỹ, Đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở nhiều nước: Nhật, Singapore, Hồng Kông (1972), tiếp theo là Canada (1973), úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979).
Một số yêu cầu cơ bản hình thành báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tất cả các cơ quan phải tiếp cận đánh giá tác động môi trường một cách hệ thống, liên ngành trong quá trình quy hoạch và ra quyết định.
Tất cả các cơ quan phải xác định phương pháp phát triển và thủ tục bảo vệ môi trường cùng các khía cạnh kinh tế- kỹ thuật.
Chỉ ra sự cần thiết của việc soạn thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác định nội dung cần có.
Ở Việt Nam: sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước ( năm 1975) cùng với sự nghiệp khôi phục lại đất nước sau chiến tranh. Những năm đầu 80 của thế kỳ XX, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận các vấn đề môi trường và bắt đầu tiếp cận hòa nhập cùng xu hướng bảo vệ môi trường của quốc tế. Sau những nghiên cứu học hỏi năm 1993 Luật bảo vệ môi trường lần đầu tiên của nước ta ra đời cùng cơ quan quản lý : Bộ Tài nguyên và môi trường và các sở Khoa học công nghệ. Các trung tâm này bắt đầu nghiên cứu các vấn đề môi trường chuyên sâu và hình thành các điều lệ, thông tư nghị định quy định cụ thể phương pháp, điều khoản quy định đối với việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Với bộ luật mới nhất hiện nay như là : nghị định nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Một số luật yêu cầu về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Sau đây là một số luật quy định cụ thể về đề án bảo vệ môi trường chi tiết giúp doanh nghiệp có thể tham vấn và đưa ra các ý tưởng cụ thể cho một đề án bảo vệ môi trường chi tiết phù hợp theo yêu cầu của pháp luật và nghiên cứu vấn đề môi trường cụ thể theo từng hạng mục theo pháp luật Việt Nam nói chung và từng khu vực nói riêng qua đó đưa ra các giải pháp quan điểm mục tiêu chiến lược của người quản lý:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP
- Nghị định 35/2014/NĐ-CP
- Nghị định 29/11/NĐ-CP
- Thông tư 22/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 01/2012/TT-BTNMT