1. Các bước để doanh nghiệp thực hiện báo cáo quan trắc định kỳ
Bước 1: tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ cử nhân viên đến tận nơi dự án hoạt động để khảo sát các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường, địa chất,… tại khu vực nơi dự án triển khai. Đồng thời qua đó cũng xác định nguồn ô nhiễm phát sinh như các nguồn nước thải, nguồn khí thải, chất thải, rác thải,…
Bước 2: Lấy mẫu nguồn thải gây ô nhiễm trong suốt quá trình dự án hoạt động như nguồn nước thải, nguồn khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn, mẫu đất, rác thải nguy hại,… Đo đạc các thông số về độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng. Tùy vào ngành nghề hoạt động của công ty mà mẫu lấy có thể khác nhau.
Bước 3: sau khi đã có mẫu nguồn thải, tiếp theo sẽ đem phân tích tại phòng thí nghiệm. Thực hiện việc đo đạc, thống kê thông số đặc trưng của mẫu nước thải, khí thải,… môi trường xung quanh xem có tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành hay không.
Bước 4: Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm đã và đang sử dụng, qua đó sẽ đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm như thế nào đối với môi trường, con người xung quanh tại khu vực dự án triển khai. Tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nguồn thải, xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
Bước 5: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Bước 6: Đến bước này, chúng tôi sẽ thực hiện viết báo cáo cho doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai điện nước 3 tháng gần nhất,… Kết hợp với kết quả mẫu đã phân tích tại phòng thí nghiệm, nhân viên viết bài chúng tôi sẽ tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 cho khách hàng.
Bước 7: Hoàn thành hồ sơ và gửi khách hàng ký, sau đó sẽ gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hồ sơ tại khu vực dự án triển khai.
2. Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường định kỳ
Trích dẫn từ thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về tần suất thực hiện báo cáo số liệu quan trắc môi trường như sau:
Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:
Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc.
Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo.
Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.
a. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo
Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;
Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.
b. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.