Quy trinh thuc hien bao cao quan trac moi truong dinh ky nam 2021
Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ năm 2021

Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ năm 2021

Các chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ.

Tổng quan của mẫu báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

  • Mục đích của báo cáo, giới thiệu về thông tin chủ dự án, thành phần cũng như quá trình sử dụng dự án
  • Xác định nguồn ô nhiễm và theo dõi tác động đến các thành phần môi trường xung quanh khu vực
  • Vị trí các điểm quan trắc môi trường và khu vực lấy mẫu
  • Loại và tần số giám sát quan trắc môi trường 
  • Kết quả thực hiện giám sát
  • Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quan trắc môi trường đồng thời đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường tương ứng.
  • Đưa ra đánh giá, kết luận chi tiết

Quy trình quan trắc môi trường định kỳ

  • Khảo sát, đánh giá sơ bộ cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động
  • Dựa vào công nghệ sản xuất, đánh giá các nguồn ô nhiễm phát sinh như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại
  • Đánh giá chi tiết từng nguồn gây ô nhiễm và các loại chất thải khác của từng nguồn.
  • Đo, phân tích mẫu nước thải, khí thải, quan trắc môi trường theo Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam.
  • Căn cứ Quy chuẩn quốc gia về nước thải, khí thải, đánh giá kết quả phân tích thực tế để xác định chất lượng môi trường hiện có.
  • Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong cơ sở trong hiện tại và tương lai (nếu có)
  • Trình lên các cơ quan có thẩm quyền

Quy trinh thuc hien bao cao quan trac moi truong dinh ky nam 2021

Vai trò của báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Doanh nghiệp cần lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời đánh giá tác động của hoạt động đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh như thế nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cần theo dõi các diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ. Thêm nữa, việc thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn và các tác động khác để có những biện pháp phòng tránh và giải quyết ngăn chặn kịp thời.

Đặc biệt hơn, doanh nghiệp cơ sở sản xuất cũng cần phải liên tục theo dõi lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác.

Email us

Zalo

0918945839