Quan trac moi truong lao dong – Dieu kien giup bao ve suc khoe lao dong
Quan trắc môi trường lao động – Điều kiện giúp bảo vệ sức khỏe lao động

Quan trắc môi trường lao động – Điều kiện giúp bảo vệ sức khỏe lao động

Người lao động làm việc có hợp đồng hay không đều có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động; được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các quy định này tại Điều 18  Luật An toàn vệ sinh lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng. Quan trắc môi trường lao động là công cụ giám sát đắc lực nhất để thu thập, phân tính, đánh giá các yếu  tố  môi trường trong lao động tại nơi làm việc, làm căn cứ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Theo Điều 18 về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm đối với các yếu tố độc hại được Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe con người. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo công khai cho người lao động, cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Tại Khoản 5 của Điều này, Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo phù hợp với Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp. 

Quan trac moi truong lao dong - Dieu kien giup bao ve suc khoe lao dong

Tại Thông tư Liên tịch 08/1998 giữa Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH đã quy định: người sử dụng lao động có trách nhiệm quan trắc môi trường; có trách nhiệm khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (trong hồ sơ khám bệnh có kết quả đánh giá môi trường lao động và khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp phải được cách ly khỏi môi trường lao động gây bệnh.

Còn trong Thông tư 12/2006 của Bộ Y tế quy định một trong các nguyên tắc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám sát môi trường lao động; trước khi khám bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải chuẩn bị và gửi các giấy tờ cho cơ sở khám bệnh, trong đó có kết quả giám sát môi trường lao động sớm nhất (không quá 24 tháng kể từ ngày đo).

Kết quả quan trắc môi trường lao động ngoài việc giúp người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Email us

Zalo

0918945839