Phan tich xu ly nuoc thai khu cong nghiep
Phân tích xử lý nước thải khu công nghiệp

Phân tích xử lý nước thải khu công nghiệp

Khu công nghiệp và những tác động của nó đối với môi trường

Khu công nghiệp (KCN) xuất hiện trong các nước công nghiệp hoá từ cuối thế kỷ 19, như một công cụ để xúc tiến, lập kế hoạch và quản lý sự phát triển công nghiệp.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, tính đến giữa năm 2006, Việt Nam đã có hơn 135 KCN được cấp phép hoạt động (chưa tính hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác). Con số 135 chưa dừng lại, vì hiện tại vẫn có nhiều hồ sơ xin phép mở KCN gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các khu công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Song chúng cũng gây ra các vấn đề về môi trường, sức khỏe và an toàn. Hiện nay, hầu hết các KCN được quy hoạch và vận hành đều quan tâm rất ít đến môi trường, do vậy đang dần phá huỷ nghiêm trọng môi trường tại nhiều khu vực.

Các vấn đề chính về môi trường có liên quan đến KCN là phá hủy môi trường sống, làm mất đa dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, tràn dầu và hóa chất, thay đổi khí hậu toàn cầu…

Theo thực tế cho thấy khi các nhà máy tập trung ở số lượng hàng chục đến hàng trăm các cơ sở nhỏ, vừa và lớn có thể tạo nên ảnh hưởng tích tụ nghiêm trọng từ nhiều nguồn ô nhiễm đến không khí, nước và cả đất. Không những thế, nếu nhiều nhà máy sử dụng hóa chất nằm gần nhau, những hóa chất nguy hại có thể tương tác trộn lẫn gây ảnh hưởng tích tụ hay cộng sinh đến môi trường tự nhiên của khu vực và cộng đồng lân cận.

Phan tich xu ly nuoc thai khu cong nghiep

Phân tích xử lý nước thải khu công nghiệp

Từ đó, có thể kết luận rằng tương lai phát triển các KCN tập trung dẫn tới tổng lượng nước thải từ các KCN tăng lên rất nhiều lần so với tải lượng ô nhiễm khổng lồ, vượt quá khả năng tự làm sạch của nguồn, hủy hoại môi trường nước mặt tự nhiên. Do đó, nếu không áp dụng các phương án khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực.

Bảng thông số ô nhiễm chi tiết theo bảng sau:

STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH 6-9
2 BOD5 Mg/L 400
3 COD Mg/L 600
4 SS Mg/L 400
5 Clo dư Mg/L 2
6 Chì Mg/L 0.5
7 Crom (VI) Mg/L 0.1
8 Crom (III) Mg/L 1
9 Dầu mỡ động thực vật Mg/L 30
10 Tổng Nitơ Mg/L 60
11 Tổng photpho Mg/L 20
12 Coliform MPN/100ml 10000

Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải KCN Thạnh Đức – Long An)

Bảng 2:

STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH 6-9
2 BOD5 Mg/L 500
3 COD Mg/L 1000
4 SS Mg/L 300
5 Tổng Nitơ Mg/L 60
6 Coliform MPN/100ml 12000

Kết quả phân tích nước thải đầu vào KCN Phú Bài – Thừa Thiên Huế)

Bảng 3:

STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH 6-9
2 BOD5 Mg/L 80
3 COD Mg/L 250
4 SS Mg/L 600
5 Clo dư Mg/L 0.02
6 Chì Mg/L 0.5
7 Crom (VI) Mg/L 0.1
8 Crom (III) Mg/L 2
9 Dầu mỡ động thực vật Mg/L 2
10 Tổng Nitơ Mg/L 60
11 Tổng photpho Mg/L 10
12 Coliform MPN/100ml 3.7×107

Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Khu Công Nghệ Cao, Quận 9, Tp.HCM)

Nước thải của các khu công nghiệp có thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau do đặc thù hoạt động của các nhà máy, ngành nghề hoạt động trong KCN, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung đó là các thông số ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT).

Với lưu lượng xả thải lớn, nước thải khu công nghiệp nếu không xử lý sẽ gây nguy hại đến môi trường, Vì thế việc xử lý nước thải KCN là một việc làm cần thiết, cần sự quan tâm đúng mực của các doanh nghiệp cũng như sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường.

Email us

Zalo

0918945839