Phan tich nuoc ri rac tu bai chon lap rac
Phân tích nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác

Phân tích nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác

Nước rỉ rác mới được hình thành từ các bãi chôn lấp mới hoạt động, có thành phần điển hình được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Thành phần nước rỉ rác điển hình

Thành phần
Đơn vị
Bãi mới (dưới 2 năm
Bãi lâu năm (>10 năm)
Khoảng Trung bình
pH 4.5 – 7.5 6 6.6 – 7.5
BOD5 mg/l 2.000 – 20.000 10 100 – 200
TOC mg/l 1.500 – 20.000 6 80 – 160
COD mg/l 3.000 – 60.000 18 100- 500
TSS mg/l 200 – 2.000 500 100 – 400
N – Hữu cơ mg/l 10 – 800 200 80 – 120
NH3 mg/l 10 – 800 200 20 – 40
NO3– mg/l 5 – 40 25 5 – 10
P – tổng mg/l 5 – 100 30 5 – 10
Orthophotpho mg/l 4 – 80 20 4 – 8
Độ kiềm mgCaCO­3/l 1.000 – 10.000 3000 200 – 1.000
Ca2+ mg/l 50 – 1.500 250 50 – 200
CL– mg/l 200 – 3.000 500 100 – 400
Fe tổng mg/l 50 – 1.200 60 20 – 200
SO42- mg/l 50 – 1.000 300 20 – 50

(Nguồn: Intergrated Solid Waste Management)

Thành phần nước rỉ rác chứa hàm lượng chất hữu cơ cao , COD dao động từ 2.000 đến 20.000mg/l, tổng Nito dao động khoảng 200 – 2.000mg/l, trong đó, ammoniac rất cao (trung bình 200mg/l). Ngoài ra, nước rỉ rác còn chứa nhiều chất hóa tan, kim loại nặng như Ca2+ (2.000 – 2.500mg/l), Zn2+ (0.84mg/l), Ni2+ (0.5mg/l), Cr3+ (0.12mg/l), Cu2+ (0.46mg/l), Pb2+(<0.13mg/l), Hg2+ (0.09mg/l) và một số chất hữu cơ độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, PCBs,…)

Phan tich nuoc ri rac tu bai chon lap rac

Thực tế kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải bãi chôn lấp Gò Cát trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Thành phần nước rỉ rác Gò Cát

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 pH 4.8 – 6.2
2 Độ kiềm mgCaCO3/l 1.200 – 4.500
3 TOC mg/l 18.700 – 31.900
4 COD mg/l 39.614 – 59.750
5 BOD mg/l 30.000 – 48.000
6 VFA
– Axit axetic
– Axit propionic
– Axit Butyric
– Axit Valeric
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
21.878 – 25.182
2.569 – 5.995
1.309 – 2.663
4.122 – 4.842
1.789 – 2.838
7 TSS mg/l 1.760 – 4.311
8 VSS mg/l 1.120 – 3.190
9 N – tổng mg/l 336 – 2.500
10 N – NH3 mg/l 297 – 2.350
11 N – NO3– mg/l 5 – 8.5
12 P – tổng mg/l 55.8 – 89.6
13 Độ cứng mg/l 5.883 – 9.667
14 Ca2+ mg/l 1.670 – 2.739
15 Mg2+ mg/l 404 – 678
16 CL– mg/l 4.100 – 4.890
17 SO42- mg/l 1.590 – 2.340
18 Fe mg/l 204 – 208

(Nguồn: Khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa TPHCM & ĐH Văn Lang)

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ BOD/COD cao, do đó có thể áp dụng biện pháp sinh học để xử lý. Hàm lượng BOD cao thích hợp cho việc sử dụng kết hợp kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ phần lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tuy nhiên, trong nước thải có chứa hàm lượng Canxi khá lớn, tạo tủa, gây ảnh hưởng bùn sinh học, nên trước tiên cần phải khử canxi. Sau xử lý sinh học, hầu hết các tiêu chuẩn đều đạt, trừ COD do nước rỉ rác chứa các chất khó phân hủy như humic, humat…Vì vậy, phải áp dụng các biện pháp oxy hóa bậc cao nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn.

Email us

Zalo

0918945839