Phan tich dac tinh thanh phan nuoc thai chan nuoi
Phân tích đặc tính thành phần nước thải chăn nuôi

Phân tích đặc tính thành phần nước thải chăn nuôi

Đặc tính nước thải chăn nuôi

Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn là Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…những thông số này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính. Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển. Ngoài ra trong nước thải của trang trại chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.

Phan tich dac tinh thanh phan nuoc thai chan nuoi

Thành phần nước thải chăn nuôi

Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một khối lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối, chlorua, SO42-… Các hợp chất hóa học trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy, đặc trưng ô nhiễm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả phân tích thành phần nước thải tại mương lắng

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 40 100
3 COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 3000 5000


Bảng 1.2. Kết quả tham khảo một số trang trại chăn nuôi lợn khác

Chỉ tiêu Trang trại Đồng Hiệp Trang trại Hà Tây
Nhiệt độ 25-270C 26-300C
pH 6,5-7,7 5,5-7,8
Cặn lơ lửng (SS) 300 mg/l 180-450 mg/l
COD 1000-3000 mg/l 500-860 mg/l
BOD 700-2100 mg/l 300-530 mg/l
DO 0,2-0,4 mg/l 0-0,3 mg/l
NH4+ 865 mg/l 15-28,4 mg/l
NO2- 232 mg/l 0,3-0,7 mg/l
E.Coli 15.105-24.107 12,6.106-68,3.107
S.Feacalis 3.102-3,5.103
Cl.perfringens 5-16 khuẩn lạc/10 ml
Trứng giun sỏn 28-280 trứng/l

Bảng 1.3. Kết quả tham khảo phân tích nước thải trại heo ở Bình Phước

TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ PHƯƠNG PHÁP THỬ KẾT QUẢ QCVN 62-MT:2016/BTNMT
NT07 NT08 Nồng độ (C)
1 pH TCVN 6492:2011 6,33 7,60 5,5 ÷ 9
2 BOD5 (20oC) mg/L TCVN 6000 – 1:2008 329 382 100
3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012 561 663 300
4 Nitrat (N_NO3) mg/L SMEWW 4500-NO3 E:2012 67,3 58,9
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L TCVN 6625:2000 220 360 150
6 Tổng Nitơ (N) mg/L TCVN 6638:2000 437 485 150
7 Coliform MPN/100mL TCVN 6187-2:1996 9.000 180.000
8 Amoni (N_NH4+) mg/L TCVN 6179-1:1996 221 367

Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO2, H2O, NO2, NO3. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, Indol, Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.

Ngoài ra, nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo A.Kigirop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

TẢI : QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 62-MT:2016/BTNMT VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

Email us

Zalo

0918945839