Phan tich cac chi tieu chat luong nuoc sinh hoat moi nhat nam 2020
Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt mới nhất năm 2020

Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt mới nhất năm 2020

Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sinh hoạt

  • Màu sắc
  • Mùi vị
  • pH
  • Độ cứng
  • Tổng chất rắn hòa tan TDS
  • Clorua (Cl-)
  • Nitrit
  • Nitrat
  • Chì (Pb)
  • Arsen (As)
  • Sắt (Fe)
  • Mangan (Mn)

Hướng dẫn lấy mẫu để phân tích nước sinh hoạt

Bước 1: Chuẩn bị chai đựng mẫu bằng nhựa hoặc thủy tinh, sạch, có nắp đậy.

Bước 2: Bật vòi nước máy hoặc nước giếng bơm, cho nước chảy xả bỏ 5-10 phút. Tráng chai đựng mẫu nhiều lần bằng nước nguồn rồi mới lấy mẫu.
Lượng mẫu 1 lít.

Bước 3: Chuyển mẫu ngay đến Phòng thí nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Thời gian trả kết quả 24h kể từ khi nhận được mẫu tại PTN.

Một số quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về chất lượng nước

  • QCVN 01-2009-BYT-Chất lượng nước ăn uống
  • QCVN 02-2009-BYT-Chất lượng nước sinh hoạt
  • QCVN 6-1-2010-BYT-Chất lượng nước khoáng và nước đóng chai

Phan tich cac chi tieu chat luong nuoc sinh hoat moi nhat nam 2020

Các chỉ tiêu chất lượng nước – Ý nghĩa – Giới hạn cho phép

CHỈ TIÊU
Ý NGHĨA
Giới hạn cho phép
Nước sạch Nước uống
Mùi vị Mùi vị của nước tùy thuộc vào nguồn nước như nước máy có mùi clo dư, nước mặt (sông suối ao, hồ) có mùi tanh của tảo, nước giếng ngầm có mùi trứng thối…. Không màu Không màu
Màu sắc Nước có màu do sự hiện diện của một số chất như hợp chất sắt và mangan, tảo và hợp chất hữu cơ. Không mùi Không mùi
pH pH của nước ảnh hưởng đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. 6.0-8.5 6.5-8.5
Độ đục Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. < 5NTU < 2 NTU
Độ kiềm Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên. Vì độ kiềm liên quan đến pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng trong nước nên việc xác định độ kiềm giúp định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn. < 100 mg/l
Độ cứng Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, điển hình nhất là ion canxi và magiê. < 350 mg/l < 300 mg/l
TDS TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước (tổng chất khoáng). < 1.000 mg/l < 500 mg/l
Độ oxi hóa Được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. < 2 mg/l <4 mg/l
Nhôm (Al) Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất nhưng có liên quan đến bệnh mất trí nhớ Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. < 0,2 mg/l
Sắt (Fe) Do Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+, tự kết tủa và lắng nên Fe ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, Fe thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước; qua quá trình làm thoáng sẽ tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu vàng, dễ lắng. Nếu nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra, pH nước thấp sẽ gây ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng Fe trong nước. Hàm lượng Fe cao thì nước có mùi tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Fe không gây độc hại cho cơ thể. < 0,5 mg/l < 0,5 mg/l
Mangan (Mn) Mn thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa. Mn có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Hàm lượng Mn > 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. <0,5 mg/l <0,5 mg/l
As (thạch tín) Nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Asen hiện diện trong nước do bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu. Nhiễm asen có khả năng gây ung thư da và phổi. < 0,05 mg/l < 0,01 mg/l
Cadimi (Cd) Nước ngầm thường chứa Cd nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra, Cd hiện diện trong nước là do bị ô nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác, hoặc do ăn mòn đường ống thép tráng kẽm. Nhiễm độc Cd cao có khả năng gây ói mửa. Cd có tác động xấu đến thận. < 0,003 mg/l
Crôm (Cr) Cr có mặt trong nguồn nước do bị ô nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ. Nhiễm độc Crôm cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Cr có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi. < 0,05 mg/l
Đồng (Cu) Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau; do việc sử dụng các hóa diệt tảo trên ao hồ hoặc do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ… < 2 mg/l < 2 mg/l
Chì (Pb) Hàm lượng chì trong nguồn nước thiên nhiên khoảng 0,4 – 0,8 mg/l và cao hơn rất nhiều nếu nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, chì có thể tích lũy trong cơ thể và có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. < 0,01 mg/l < 0,01 mg/l
Kẽm (Zn) Kẽm ít khi hiện diện trong nước (nếu hiện diện ở hàm lượng > 5 mg/l, nước có màu trắng sữa), ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng. Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người, < 3mg/l < 3mg/l
Niken (Ni) Niken có độc tính thấp và ít khi hiện diện trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của ngành điện tử, gốm sứ, ắc quy, sản xuất thép. < 0,02
mg/l
< 0,02
mg/l
Thủy ngân (Hg) Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước trừ khi nước bị ô nhiễm bởi công nghệ khai khoáng. Nhiễm độc thủy ngân sẽ gây rối loạn thận và hệ thần kinh. < 0,001 mg/l < 0,001 mg/l
Molypden Molybden ít khi có mặt trong nước ngoại trừ bị ô nhiễm từ nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm. Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận. < 0,07 mg/l
Nitrit, Nitrat Các hợp chất nitơ như amôni, nitrit, nitrat là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni. Nitrat được tạo ra do quá trình oxi hóa nitrit hoặc do ô nhiễm nước thải từ các ngành hóa chất, từ đồng ruộng có sử dụng phân hóa học, nước rỉ bãi rác, nước mưa chảy tràn. Amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh.
Clorua Clorua trong nước cao thường do thẩm thấu từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ nước thải các ngành sản xuất như mạ kẽm, khai thác dầu, sản xuất giấy, sản xuất nước từ quy trình làm mềm. Clorua không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với thành phần Natri trong nước sẽ gây vị mặn khó uống. < 300 mg/l < 250 mg/l
Florua Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư. 0,7 – 1,5 mg/l
Sun phát Nước nhiễm phèn có hàm lượng sunfat cao, do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có chứa sunfua hoặc do ô nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm, thuộc da, luyện kim, sản xuất giấy. Nồng độ sun phát 200mg/l làm cho nước có vị chát, hàm lượng cao hơn có thể gây bệnh tiêu chảy. < 250 mg/l
Xyanua Xyanua rất độc đối với phổi, da, đường tiêu hóa… do ô nhiễm từ nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. < 0,07 mg/l < 0,07 mg/l
Coliforms Coliforms được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất lượng nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện và định lượng), thường tồn tại trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ô nhiễm phân. 50 vk/100ml 0
E.Coli Sự phát hiện vi khuẩn E.Coli – vi khuẩn đại tràng cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm phân. 0 0

Email us

Zalo

0918945839