O NHIEM BUI PM10, PM2.5 VA CAC NGUY CO BENH NGHE NGHIEP
Ô NHIỄM BỤI PM10, PM2.5 VÀ CÁC NGUY CƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Ô NHIỄM BỤI PM10, PM2.5 VÀ CÁC NGUY CƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Ô NHIỄM BỤI PM10, PM2.5 VÀ CÁC NGUY CƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

BỤI PM10, PM2.5

PM là thuật ngữ chỉ hỗn hợp các hạt rắn và giọt chất lỏng được tìm thấy trong không khí. Nguyên nhân gây xuất phát từ việc phát thải khí thải trong hoạt động công nghiệp, hoạt động đi lại như ô tô xe máy và các hoạt động dân sinh khác. Dựa vào đường kính hạt, bụi được phân làm:

  • Bụi 10PM: các hạt có thể hít vào, mà đường kính hạt nhỏ hơn 10 miromet
  • Bụi 2.5PM: các hạt có thể hít vào, mà đường kính hạt nhỏ hơn 2.5 mircomet

Bụi PM2.5 có kích thước nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc con người

CÁC NGUỒN PHÁT SINH BỤI PM10, PM2.5

– Công trường xây dựng

– Đốt rơm rạ ở đồng lúa

– Ống khói nhà máy

– Đường đất đá, chưa được trải nhựa đường

Hầu hết các hạt bụi hình thành trong không khí là kết quả của các phản ứng phức tạp của các chất như CO, SO2, NO, là những chất ô nhiễm được phát thải từ các nhà máy điện, ngành công nghiệp sản xuất và ô tô. Ngoài SO2, NO, CO, đốt sinh khối còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm bụi cho môi trường. Phần lớn lượng bụi được giải phóng ra ngoài môi trường đều có kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet. Đặc điểm của các hạt bụi phụ thuộc vào nguồn gốc, thời tiết và địa lý. Thông thường, các dạng bụi phát thải từ quá trình đốt sinh khối bao gồm hai thành phần chính:

  • Cacbon hữu cơ (VOC, cacbon đen, và PAHs)
  • Nguyên tố vô cơ (kali, clo, và canxi)

Tỷ lệ cacbon đen so với cacbon hữu cơ trong quá trình đốt sinh khối thường dao động từ 1:8 đến 1:12 dựa trên các giai đoạn đốt cháy. Các nguyên tố khác như Kali, Clo, Canxi chiếm khoảng 10% tổng lượng phát thải bụi.

NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỤI PM10, PM2.5

Ô nhiễm bụi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là với những đối tượng:

  • Những người đang mắc bệnh tim, phổi (ví dụ: hen suyễn, đau tim…)
  • Người cao tuổi
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em

Ô nhiễm bụi còn có liên quan đến các triệu chứng như:

  • Kích ứng mắt
  • Kích ứng phổi và cổ họng
  • Khó thở
  • Ung thư phổi
  • Nhẹ cân ở trẻ nhỏ

Nếu bạn đang bị bệnh tim, khi hít phải các hạt bụi mịn, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đau tim. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau hoặc tức ngực
  • Tim đập nhanh
  • Cảm thấy khó thở, mệt mỏi hơn bình thường

CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH BỤI NGHỀ NGHIỆP

Công nhân xây dựng

Người lao động hít phải bụi trong quá trình phá dỡ hoặc cải tạo công trình nhà ở, tòa nhà có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô hoặc bệnh bụi phổi amiăng gây sẹo và xơ cứng phổi. Ngoài ra, một số sản phẩm cách nhiệt dạng xịt cũng có thể dẫn đến bệnh hen suyễn nếu không kiểm soát đúng mức độ tiếp xúc.

Tuân thủ việc sử dụng đồ bảo hộ và khẩu trang chuyên dụng khi làm việc xung quanh các tòa nhà cũ, tránh hút thuốc lá là cách để giảm thiểu tác động của những chất gây hại cho phổi.

Công nhân dệt may

Bệnh phổi nâu (Byssinosis) thường gặp ở những công nhân dệt may vải bọc, khăn tắm, tất, khăn trải giường và quần áo. Nguyên nhân do các hạt thải ra từ bông hoặc một số chất liệu vải khác sẽ tạo ra một lượng lớn bụi, gây tắc nghẽn luồng không khí.

Những công nhân dệt may thường được khuyến cáo sử dụng khẩu trang thường xuyên. Đồng thời, các xí nghiệp cũng cần cải thiện hệ thống thông gió trong môi trường làm việc để giảm thiểu lượng bụi do vải gây ra.

Ngành khai thác mỏ

Ngành khai thác mỏ than, mỏ sắt, nghề khoan đó, xẻ đá, sản xuất lò gốm cao su, xành sứ, sản xuất xi măng gạch ngói, sản xuất bổ nhẹ mài đá, hàn đá, sản xuất phân lân, là những công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp bụi silic.

Bụi silic oxit tự do gây ra bệnh gọi là “bụi phổi silic” là bệnh không chữa được, mặc dù khi người bệnh được đưa ra khỏi môi trường diễn tiến bệnh, thì bệnh vẫn tiến triển. Bệnh gây cho người lao động khó thở khi gắng sức, ho, khạc đờm, đau ngực, có khi đau dữ dội.

BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG TRÁNH BỆNH BỤI NGHỀ NGHIỆP

  • Tổ chức nhà xưởng phải thông thoáng, có hệ thống xử lý bụi thích hợp không gây ô nhiễm môi trường lao động và môi trường xung quanh
  • Làm ẩm ướt hoặc che kín nguồn phát sinh bụi.
  • Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với bụi
  • Nhà xưởng nên được đặt ở cuối chiều gió, cách xa bộ phận làm việc không có bụi, bố trí làm việc vào cuối giờ nếu có thể.
  • Người lao động ít nhất phải được đeo khẩu trang ngăn bụi PM10, PM5
  • Hằng nay phải đo kiểm môi trường lao động theo đúng quy định
  • Hằng năm phải tổ chức khám bênh nghề nghiệp, chụp phổi và đo chức năng hô hấp
  • Người bị bệnh bụi phổi Silic phải được điều trị chuyên khoa và không bố trí làm việc trong môi trường có bụi
  • Tổ chức tập huấn cho người tiếp xúc với bụi Silic để biết tác hại và phổ biến các biện pháp an toàn, phòng tránh.

Email us

Zalo

0944171661