Nguon nuoc nhiem chat huu co va cach xu ly nuoc sinh hoat nhiem chat huu co
Nguồn nước nhiễm chất hữu cơ và cách xử lý nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ

Nguồn nước nhiễm chất hữu cơ và cách xử lý nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ

Hiện nay nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm là chủ yếu. Nhưng những nguồn nước này đang ngày càng ô nhiễm bởi nước thải, rác thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và chế biến… đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn nước nhiễm chất hữu cơ và cách xử lý nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ nhé.

Tác hại của chất hữu cơ ảnh hưởng đến con người

Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm chất hữu cơ nhưng chúng ta không thể biết được nếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Thường để đánh giá mức độ ô nhiễm tạp chất hữu cơ trong nước sinh hoạt người ta sử dụng chỉ số pecmanganat (phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học, tương tự COD) trong nước sinh hoạt. Chỉ số Pecmanganat vượt ngưỡng 2 theo QCQG 01:2009/BYT là dấu hiệu cho thấy nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ ở mức độ nguy hiểm.

Nguon nuoc nhiem chat huu co va cach xu ly nuoc sinh hoat nhiem chat huu co

Các chất hữu cơ khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra chất độc là Nitrit, chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu (methemoglobin), đặc biệt là trẻ em khi nhiễm các chất độc này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Nguồn nước có chỉ số Pecmanganat cao sẽ nhanh chóng tạo rêu, tảo trong bể chứa, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật độc hại phát triển trong nước.

Trong nước mặt khai thác từ sông, suối hồ… thường chứa các tạp chất vô cơ như các loại muối, khoáng chất, đất đá… và các chất hữu cơ như dầu mỡ, đường, xác động vật thối rữa…. Các tạp chất này ở trong nước dưới dạng không tan (Cặn lơ lửng) và dạng hòa tan. Những phương pháp lọc truyền thống như: Công nghệ Keo tụ + Lắng + lọc cát có thể loại bỏ được các cặn lơ lửng nhưng không loại bỏ được các tạp chất hòa tan trong nước.

Trong nước ngầm khai thác từ các giếng khoan bị ô nhiễm amoni cao cũng thường có chỉ số pecmanganat cao, các chất hữu cơ này khó xử lý hơn do chúng trơ với vi khuẩn hiếm khí, vì vậy chất hữu cơ trong nước rất khó xử lý đối với những biện pháp xử lý thông thường không thể xử lý được nên cần tìm đơn vị xử lý nước uy tín để tìm giải pháp tốt nhất cho gia đình mình.

Email us

Zalo

0918945839