Lap bao cao quan trac moi truong dinh ky theo thong tu 43
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.

Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển, bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước).

Lap bao cao quan trac moi truong dinh ky theo thong tu 43

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

Bước 1: Đến tận nơi để khảo sát các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường, địa chất,… Đồng thời qua đó cũng xác định nguồn ô nhiễm phát sinh như các nguồn nước thải, nguồn khí thải, chất thải, rác thải,…

Bước 2: Lấy mẫu nguồn thải gây ô nhiễm trong suốt quá trình dự án hoạt động như nguồn nước thải, nguồn khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn, mẫu đất, rác thải nguy hại,… Đo đạc các thông số về độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng. Tùy vào ngành nghề hoạt động của công ty mà mẫu lấy có thể khác nhau.

Bước 3: Phân tích mẫu nguồn thải tại phòng thí nghiệm. Thực hiện việc đo đạc, thống kê thông số đặc trưng của mẫu nước thải, khí thải,… môi trường xung quanh xem có tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành hay không.

Bước 4: Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm đã và đang sử dụng. Qua đó sẽ đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm như thế nào đối với môi trường, con người xung quanh tại khu vực dự án triển khai. Tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nguồn thải. Xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.

Bước 5: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục. Cam kết thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.

Bước 6: Dựa vào các tài liệu như giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai điện nước 3 tháng gần nhất,… kết hợp với kết quả mẫu đã phân tích tại phòng thí nghiệm để tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

 Bước 7: Hoàn thành hồ sơ và gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định. Và phê duyệt hồ sơ tại khu vực dự án triển khai.

Email us

Zalo

0918945839