Lam sao de bao dam chat luong trong hoat dong phan tich moi truong?
Làm sao để bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường?

Làm sao để bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường?

Bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường được quy định tại Điều 46 Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:

Tổ chức thực hiện phân tích môi trường phải thực hiện các yêu cầu về việc bảo đảm chất lượng như sau:

1. Nhân sự

  • Có phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thực hiện phân tích môi trường;
  • Người thực hiện phân tích phải được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường phù hợp với công việc được giao và chỉ được giao chính thức thực hiện phân tích khi được đánh giá là khi được đánh giá là đạt theo yêu cầu của tiêu chí nội bộ.

2. Hệ thống quản lý chất lượng: phải thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động, bảo đảm tính khách quan và chính xác của các kết quả phân tích.

3. Kiểm soát tài liệu, hồ sơ phân tích môi trường: phải thực hiện phân loại, thống kê, lưu giữ, quản lý và kiểm soát các tài liệu, hồ sơ thuộc hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.

Lam sao de bao dam chat luong trong hoat dong phan tich moi truong?

4. Đánh giá nội bộ về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phân tích môi trường: hàng năm, tổ chức phân tích môi trường phải lập kế hoạch và tự đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm kiểm tra và xác nhận mức độ tuân thủ của tổ chức phân tích môi trường đối với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Sau khi đánh giá, tổ chức phải có các biện pháp khắc phục, cải tiến các lỗi phát hiện (nếu có).

5. Phương pháp phân tích

Lựa chọn phương pháp phân tích môi trường: lựa chọn các phương pháp quan trắc phù hợp được quy định tại Chương II Thông tư này. Các phương pháp sau khi được lựa chọn phải được phê duyệt để đánh giá sự phù hợp theo điều kiện áp dụng thực tế của phòng thí nghiệm theo quy định tại điểm b khoản này;

Phê duyệt phương pháp: phải thực hiện phê duyệt phương pháp phân tích và có minh chứng bằng văn bản về việc phê duyệt phương pháp. Việc phê duyệt phương pháp phải được lập thành báo cáo theo quy định tại phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này và xác định được các đại lượng đặc trưng như sau:

  • Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp: theo quy định của US EPA tại 40 CFR Part 136, Appendix B: “Definition and Procedure for the Determination of the Method Detection Limit-Revision 1.11”;
  • Đánh giá độ chụm (độ lặp lại (RPD), độ tái lập): tuân theo TCVN 6910:2000 và quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Xác định độ chính xác: tuân theo TCVN 6910:2000;
  • Ước lượng độ không đảm bảo đo (U): tuân theo TCVN 9595-3:2013 ;

Xây dựng quy trình thao tác chuẩn (SOP): phải xây dựng quy trình thao tác chuẩn cho các phương pháp phân tích đã được phê duyệt. Một quy trình thao tác chuẩn tối thiểu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn các thiết bị phân tích môi trường: phải lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn các thiết bị theo định kỳ và theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

7. Điều kiện môi trường phòng phân tích môi trường: phải kiểm soát các điều kiện môi trường phòng phân tích, bảo đảm không ảnh hưởng đến kết quả phân tích hoặc không ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng của các phép phân tích.

8. Quản lý mẫu

  • Phải có quy trình quản lý mẫu phù hợp với từng thông số phân tích;
  • Mẫu phải được mã hóa và mã mẫu được gắn với mẫu trong suốt thời gian lưu mẫu tại tổ chức thực hiện phân tích môi trường. Các mẫu sau khi được phân tích xong cần phải được lưu giữ và bảo quản trong một thời gian theo các quy định hiện hành để sử dụng trong trường hợp cần kiểm tra và phân tích lại;
  • Khi được tiếp nhận, mẫu phải đáp ứng các điều kiện về bảo quản mẫu theo quy định.

Email us

Zalo

0918945839