Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng hệ thống quan trắc môi trường. Vậy mạng lưới và thực trạng hệ thống quan trắc này tại Việt Nam như thế nào? Cùng QCVN tìm hiểu nhé!
Mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường quốc gia
Căn cứ theo Quyết định số 16, mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường quốc gia được chia thành hai mạng lưới:
(1) Mạng lưới quan trắc môi trường nền.
(2) Mạng lưới quan trắc môi trường tác động.
Mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường nền
Hệ thống này được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý.
Hiện ay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đều đã nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Bộ quản lý và giao nhiệm vụ quan trắc môi trường nền trực tiếp.
Mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường tác động
Mạng lưới này được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam… quản lý thực hiện. Theo Quyết định số 16, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được xác định là Trung tâm đầu mạng, thực hiện vai trò chỉ huy, điều hành hoạt động của toàn mạng lưới.
Các loại hình trạm trong hệ thống quan trắc môi trường quốc gia
Đối với mạng lưới quan trắc môi trường nền:
- Trạm quan trắc môi trường không khí, nước mặt lục địa (sông, hồ,…).
- Trạm quan trắc môi trường biển.
- Trạm quan trắc môi trường không khí và nước mặt lục địa, lắng đọng axit.
- Trạm vùng quan trắc nền nước dưới đất.
Đối với mạng lưới quan trắc môi trường tác động:
- Trạm vùng tác động (10 Trạm).
- Trạm vùng ven bờ (03 Trạm).
- Trạm vùng biển khơi (04 Trạm).
- Trạm vùng đất (03 Trạm).
- Trạm vùng phóng xạ (04 Trạm).
- Trạm quan trắc đa dạng sinh học.
- Trạm quan trắc và phân tích môi trường nước sông (09 Trạm).
- Trạm quan trắc chất thải.
- Trạm không khí tự động (58 Trạm).
Mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường địa phương
Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ, phần lớn các địa phương đã thành lập đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quan trắc môi trường. Mục đích là để theo dõi và giám sát chất lượng môi trường không khí và nước trên địa bàn của địa phương mình. Tính đến giữa năm 2010, đã có trên 40 địa phương trong cả nước thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường với các tên gọi khác nhau, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Môi trường.
Mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường thuộc các Bộ, ngành khác
Hiện nay, nhiều Bộ ngành cũng tiến hành quan trắc một số thành phần môi trường để đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý theo quy định tại Điều 94 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Đến nay, nhiều Bộ ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam… đã có hoạt động quan trắc môi trường và cũng đã thu được những dữ liệu cơ bản phục vụ yêu cầu quản lý môi trường của Bộ, ngành mình.
Hy vọng, với hệ thống quan trắc môi trường ngày càng phát triển, môi trường Việt Nam sẽ ngày càng tốt hơn. Nếu bạn có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến quan trắc môi trường, liên hệ QCVN để được hỗ trợ nhé!