Danh gia tac dong moi truong: Tu A – Z nhung dieu can biet
Đánh giá tác động môi trường: Từ A – Z những điều cần biết

Đánh giá tác động môi trường: Từ A – Z những điều cần biết

Đánh giá tác động môi trường là gì? Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện ra sao?…Tất cả sẽ có trong những chia sẻ bổ ích dưới đây mà QCVN tổng hợp được nhé!

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Hơn nữa, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

Vai trò của đánh giá tác động môi trường

  • Là dụng cụ quản lý môi trường với thuộc tính ngừa.
  • Là cơ sở vật chất để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
  • Giúp chọn phương án thấp để khi thực hành công trình vững mạnh ít gây tác động bị động tới môi trường.
  • Giúp nhà quản lý tăng chất lượng của việc đưa ra quyết định.
  • Góp phần cho phát triển bền vững.

Danh gia tac dong moi truong: Tu A – Z nhung dieu can biet

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

– Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Những dự án này bao gồm:

  • Nhóm các dự án về xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Nhóm các dự án về giao thông.
  • Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ, điện tử.
  • Nhóm các dự án về thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt.
  • Nhóm các dự án về khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên.
  • Nhóm các dự án về dầu khí.
  • Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải.
  • Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim.
  • Nhóm các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.
  • Nhóm các dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Nhóm các dự án về chế biến nông sản.
  • Nhóm các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nhóm các dự án về sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo.
  • Nhóm các dự án về sản xuất giấy và văn phòng phẩm.
  • Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc.
  • Nhóm các dự án khác.

Như vậy, chủ dự án, chủ đầu tư các dự án thuộc nhóm trên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành dự án.

Tại sao cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
  • Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động cả dự án, doanh nghiệp.
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển Kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
  • Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.
  • Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu nhập, đánh giá nhanh.
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường – xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQVN phường, xã, thị trấn nơi thực hiện dự án.
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Email us

Zalo

0918945839