Danh gia tac dong cua nuoc thai benh vien den moi truong
Đánh giá tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường

Đánh giá tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường

Nguồn gốc của nước thải bệnh viện

Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

Nước thải từ các khoa phòng bao gồm cả nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: dòng thải từ nước sàn, lavabo của các khu xét nghiệm và X quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật,…

Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,…

Nước thải từ 2 nguồn trên có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh.

Nước thải bề mặt: chủ yếu là nước mưa chảy tràn cuốn theo rác, đất đá và các chất lơ lửng khác.

Danh gia tac dong cua nuoc thai benh vien den moi truong

Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường

Nước thải bệnh viện có hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, độ hoà tan ôxy thấp, hàm lượng các chất hữu cơ cao (đặc trưng bởi COD, BOD) và đặc biệt là chứa nhiều vi sinh vật nhất là sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Các tác động của chúng:

  • Chất rắn lơ lửng: nước thải bệnh viện có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và mất ôxy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ vực của nguồn nước tiếp nhận.
  • Hàm lượng ôxy hoà tan (DO): hàm lượng ôxy hoà tan trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước vì ôxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như sống dưới nước. Ôxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Đối với nước thải bệnh viện, trong thành phần nước thải có chứa nhiều các hoá chất, hợp chất mà quá trình ôxy hoá chúng sẽ làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nguồn nước tiếp nhận, dẫn đến đe doạ sự sống của loài cá cũng như sinh vật sống trong nước.
  • Nhu cầu ôxy hoá học (COD): là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD) là lượng ôxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình ôxy hoá các hợp chất hữu cơ. Hai chỉ số này dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Giá trị BOD và COD của nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là tương đối cao, phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải lớn, điều này dẫn đến việc làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước, tác động một cách tiêu cực trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trong nước.

Đối với nước thải bệnh viện là chứa nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Do vậy, nếu công tác vệ sinh, khử trùng không được tốt, các vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sẽ được xả ra thuỷ vực tiếp nhận, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, quá trình lan truyền có thể qua côn trùng trung gian, qua thực phẩm và qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn, qua người sang người.

Ngoài ra, trong nước thải bệnh viện còn có chứa các hợp chất hữu cơ, một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ,…mà độc tính của nó không thể nhận biết ra ngay. Các chất này tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và có thể gây ra nhiễm độc ở người (với nồng độ lớn) khi con người là sinh vật cuối cùng trong chuỗi thức ăn đó.

Email us

Zalo

0918945839