Cac thong so dac trung khi phan tich nuoc thai sinh hoat
Các thông số đặc trưng khi phân tích nước thải sinh hoạt

Các thông số đặc trưng khi phân tích nước thải sinh hoạt

Phân tích nước thải sinh hoạt theo QCVN 14:2008/BTNMT

1. Nước sinh hoạt là gì?

Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa,vệ sinh… thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp.

2. Các loại nguồn nước sinh hoạt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Nước giếng khoan

Là nước được lấy từ các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất, qua các tầng địa chất. Nước này thường có nhiều nguyên tố khoáng. Chất lượng do tùy thuộc vào mạch nước khoan được.

Nguồn nước mưa

Các hộ gia đình hiện nay, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn thường lưu trữ nước mưa để sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nguồn nước mưa thường có tính axit và hiện nay ô nhiễm môi trường nặng nề dẫn đến chất lượng nước mưa không đảm bảo.

Nước máy đã qua xử lý của nhà máy nước

Nguồn nước này thường được sử dụng nhiều ở các khu vực thành phố, khu vực tỉnh, ngoại ô thành phố.

Nước cấp

Là nguồn nước ngầm sau đó đi qua hệ thống xử lý nước của các nhà máy thường là lọc thô qua bể lắng, khử sắt sau đó qua khử trùng bằng clo để cung cấp nước cho các hộ dân cư.

Cac thong so dac trung khi phan tich nuoc thai sinh hoat
QCVN 14:2008/BTNMT

3. Các thông số đặc trưng khi phân tích nước thải sinh hoạt

QCVN 14:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

5 – 9

5 – 9

2

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

500

1000

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1.0

4.0

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (NO3) (tính theo N)

mg/l

30

50

8

Dầu mỡ động, thực vật

mg/l

10

20

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

10

Phosphat (PO43-) (tính theo P)

mg/l

6

10

11

Tổng Coliforms

MPN/ 100ml

3.000

5.000

Trong đó:

– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

Giá trị hệ số K

Tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2

Bảng 2: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư

Loại hình cơ sở Quy mô, diện tích sử dụng của cơ sở Giá trị hệ số K
1. Khách sạn, nhà nghỉ Từ 50 phòng hoặc khách sạn được xếp hạng 3 sao trở lên 1
Dưới 50 phòng 1,2
2. Trụ sở cơ quan, văn phòng, trường học, cơ sở nghiên cứu Lớn hơn hoặc bằng 10.000m2 1,0
Dưới 10.000m2 1,2
3. Cửa hàng bách hoá, siêu thị Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0
Dưới 5.000m2 1,2
4. Chợ Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0
Dưới 1.500m2 1,2
5. Nhà hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩm Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0
Dưới 500m2 1,2
6. Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trang Từ 500 người trở lên 1,0
Dưới 500 người 1,2
7. Khu chung cư, khu dân cư Từ 50 căn hộ trở lên 1,0
Dưới 50 căn hộ 1,2

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:

– TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước – Xác định pH.

– TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) – Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5). Phương pháp cấy và pha loãng;

– TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) – Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.

– TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng tổng chất rắn hòa tan.

– TCVN 4567-1988 – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát

– TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

– TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

– TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) – Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.

– TCVN 6622-2000 – Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bề mặt. Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng phương pháp đo phổ Metylen xanh.

– TCVN 6494-1999 – Chất lượng nước – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

– TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) – Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.

 TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống.

Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons)

TẢI >> Quy chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN14:2008

Email us

Zalo

0918945839