Cac thanh phan chinh gay o nhiem cua nuoc thai nganh cong nghiep det nhuom
Các thành phần chính gây ô nhiễm của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm

Các thành phần chính gây ô nhiễm của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm

Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm rất nhiều chất trong đó có cả chất hữu cơ, các chất màu và nhiều chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường. Vậy những chất gây ô nhiễm môi trường chính có trong nước thải dệt nhuộm là những chất nào?

Những chất chính trong nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm trực tiếp đến môi trường

Tạp chất tách ra từ sợi, dầu mỡ, các hợp chất chứa ni tơ, các chất bẩn dính vào sợi (Trung bình là 6% khối lượng xơ sợi). Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ như: Hồ tinh bột, tinh bột biến tính, dextrin, aginat, các loại axit, xút, NaOCl, H2O2, soda, sunfit… Các loại thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu là rất khác nhau và phần dư thừa đi vào nước thải tương ứng.

Cac thanh phan chinh gay o nhiem cua nuoc thai nganh cong nghiep det nhuom

Đối với mặt hàng len từ lông cừu, nguyên liệu là len thô mang rất nhiều tạp chất(250 – 600kg/tấn) được chia thành:

  • 25-30% mỡ(Axit béo và sản phẩm cắt mỡ lông cừu)
  • 10 – 15% đất và cát
  • 40 – 60% muối hữu cơ và các sản phẩm cắt mỡ, lông cừu

Ảnh hưởng của các chất có trong nước thải dệt nhuộm đến nguồn tiếp nhận

Độ kiềm cao làm tăng pH của nước. Nếu pH > 9 sẽ gây độc hại đối với thủy tinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng thải lớn gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi của tế bào. Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước. Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vạo nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh.

Từ những thông tin ở trên bạn thấy rằng thành phần các chất có trong nước thải dệt nhuộm rất phức tạp, và là mối nguy hại to lớn đối với môi trường. Để giải quyết vấn đề này, đa số các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hóa lý để xử lý nước thải dệt nhuộm. Nhưng phương pháp này lại tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý m3 nước thải sẽ rất lớn. Vì thế để tối ưu trong vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm, các doanh nghiệp cần phải kết hợp phương pháp sinh học (Ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm) và phương pháp hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải ra môi trường đạt chuẩn của nhà nước ta quy định.

Email us

Zalo

0918945839