Cac quy chuan ky thuat trong phan tich nuoc ngam
Các quy chuẩn kỹ thuật trong phân tích nước ngầm

Các quy chuẩn kỹ thuật trong phân tích nước ngầm

1. Nước ngầm là gì?

Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành từ giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa… nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm mét.

Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.

Hiện nay, nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt với dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Tình trạng ô nhiễm phốt phát (P-PO4 ) cũng có xu hướng tăng theo thời gian.

Cac quy chuan ky thuat trong phan tich nuoc ngam

2. Các giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm

QCVN 09:2015-MT/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất biên soạn, sửa đổi QCVN 09:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH 5,5 – 8,5
2 Chỉ số pemanganat mg/l 4
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1500
4 Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3) mg/l 500
5 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 1
6 Nitrit (NO-2 tính theo N) mg/l 1
7 Nitrat (NO-3 tính theo N) mg/l 15
8 Clorua (Cl-) mg/l 250
9 Florua (F-) mg/l 1
10 Sulfat (SO42-) mg/l 400
11 Xyanua (CN-) mg/l 0,01
12 Asen (As) mg/l 0,05
13 Cadimi (Cd) mg/l 5
14 Chì (Pb) mg/l 0,01
15 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05
16 Đồng (Cu) mg/l 1
17 Kẽm (Zn) mg/l 3
18 Niken (Ni) mg/l 0,02
19 Mangan (Mn) mg/l 0,5
20 Thủy ngân (Hg) mg/l 1
21 Sắt (Fe) mg/l 5
22 Selen (Se) mg/l 0,01
23 Aldrin µg/I 0,1
24 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02
25 Dieldrin µg/l 0,1
26 Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs) µg/I 1
27 Heptachlor & Heptachlorepoxide µg/l 0,2
28 Tổng Phenol mg/l 1
29 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/I 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/I 1
31 Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3
32 E.Coli MPN hoặc CFU/100 ml Không phát hiện thấy

3. Các phương pháp lấy mẫu và các tiêu chuẩn để xác định giá trị các thông số trong nước ngầm

TT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn
1 Lấy mẫu – TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

– TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

– TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-­11:2009) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

2 pH – TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) – Chất lượng nước – Xác định pH.

– SMEMW 4500.H-B:2012.

3 Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3) – SMEMW 2340.B:2012.
4 Chỉ số pemanganat – TCVN 6186:1996 (ISO 8467:1993 (E)) – Chất lượng nước – Xác định chỉ số pemanganat.
5 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) – SMEWW 2540.C:2012
6 Amôni (NH4+ tính theo N) – TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984E) Chất lượng nước – Xác định Amoni – Phần 1. Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay;

– SMEWW 4500 NH3.F:2012.

7 Clorua (Cl) – TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion

– Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan;

– SMEWW 4500. CI.B:2012.

8 Florua (F) – TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan;

– TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992) Chất lượng nước – Xác định Florua – Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.

– SMEWW 4500. F.D:2012.

9 Nitrit (NO2 tính theo N) – TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) – Chất lượng nước – Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử;

– SMEWW 4500- NO2.B:2012.

10 Nitrat (NO3 tính theo N) – TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-­1:1986) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phần 1. Phương pháp đo phổ dùng 2,6-dimethylphenol.
11 Sulfat (SO42) – TCVN 6200:1996 (ISO 9280:1990 (E))- Chất lượng nước – Xác định sulfat. Phương pháp trọng lượng sử dụng bali clorua;

– SMEWW 4500-SO42.E:2005.

12 Xyanua (CN) – TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2003) Chất lượng nước – Xác định xyanua tổng số và xyanua tự do bằng phân tích dòng chảy liên tục;

– SMEWW 4500 CN.D:2012;

13 Tổng Phenol – TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số Phenol – Phương pháp trắc phổ dùng 4 – Aminoantipyrin sau khi chưng cất.
14 Asen (As) – TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996) – Chất lượng nước – Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

– SMEWW 3120.B.2012.

15 Cadimi (Cd) – SMEWW 3120.B:2012.
16 Chì (Pb) – SMEWW 3113.B:2012;

– SMEWW 3120.B:2012;

17 Crom VI (Cr6+) – TCVN 6658:2000 (ISO 11083:1994) – Chất lượng nước – Xác định Crom VI – Phương pháp đo phổ dùng 1,5- Diphenylcacbazid;

– SMEWW 3500-Cr.B: 2012.

18 Đồng (Cu) – TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) – Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

– EPA 6010.B;

– SMEWW 3111.B:2012;

– SMEWW 3120.B:2012;

19 Kẽm (Zn) – TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) – Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

– EPA 6010.B;

– SMEWW 3111.B:2012;

– SMEWW 3120.B:2012;

20 Mangan (Mn) – TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986) – Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim.

– SMEWW 3111.B:2012;

21 Niken (Ni) – EPA 6010.B;

– SMEWW 3111.B:2012;

– SMEWW 3120.B:2012;

22 Thủy ngân (Hg) – TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) – Chất lượng nước – Xác định thủy ngân

– TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006) – Chất lượng nước – Xác định thủy ngân – Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử;

– EPA 7470.A;

– SMEWW 3112.B.2012;

23 Sắt (Fe) – TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988) – Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 – phenantrolin.

– SMEWW 3111.B:2012;

– SMEWW 3500-Fe.B:2012;

24 Selen (Se) – TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993) – Chất lượng nước – Xác định selen – Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua);

– SMEWW 3114.B.2012;

– SMEWW 3120.B:2012;

– EPA 200.8.

25 Tổng hoạt độ phóng xạ α – TCVN 6053:2011 (ISO 9696-1:2007) – Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày
26 Tổng hoạt độ phóng xạ β – TCVN 6219:2011 (ISO 9697-1:2008) – Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày
27 E.coli – TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất).
28 Coliform – TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);

– SMEWW 9221.E-B:2012;

29 DDTs – TCVN 9241:2012 Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen – Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng – lỏng.

– EPA 8081.B;

30 BHC
31 Dieldrin
32 Aldrin
33 Heptachlor & Heptachlorepoxide

Email us

Zalo

0918945839