Cac phuong phap xu ly hieu qua sau khi phan tich nuoc o nhiem
Các phương pháp xử lý hiệu quả sau khi phân tích nước ô nhiễm

Các phương pháp xử lý hiệu quả sau khi phân tích nước ô nhiễm

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước. Tùy vào tính chất, mức độ và nguyên nhân, bạn có thể lựa chọn phương pháp xử lý nước hiệu quả và chi phí phù hợp. Ở bài viết này, QCVN đề xuất một số phương pháp xử lý nước bị ô nhiễm cực kỳ đơn giản tại hộ gia đình. Những phương pháp này không đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời chất lượng nước đầu ra đáp ứng được mục đích sinh hoạt thông thường và chi phí phù hợp.

Các chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng đến việc xếp loại ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT khi phân tích nước như sau: 

  • Màu sắc.
  • Mùi vị.
  • Độ đục.
  • pH.
  • Chỉ số pecmanganat.
  • Hàm lượng sắt tổng số.
  • Vi sinh.

4 phương pháp xử lý nước ô nhiễm khi có kết quả phân tích nước

Giàn mưa

Mục đích của phương pháp này là nâng pH, khử sắt, khử mùi (mùi tanh của sắt, mangan).

Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt, khử mangan và nâng độ pH. Có thể tạo giàn mưa đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ 3 cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc.

Cac phuong phap xu ly hieu qua sau khi phan tich nuoc o nhiem

Bể lọc

Sử dụng bể lọc sẽ có tác dụng lọc cặn, độ đục (như Fe3+), chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi (mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ).

Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau:

  • Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25 – 30 cm).
  • Than hoạt tính (độ dày 10cm).
  • Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 – 1 cm ( độ dày 10cm).

Ngoài ra, phía dưới đáy bể, bạn nên dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống.

Tùy theo tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình, nên rửa lớp váng màu vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng với tần suất 1 – 3 tháng/lần. Trường hợp vật liệu quá bẩn cần thay vật liệu lọc.

Khử  trùng nước

Nước sau khi qua lọc vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng cho ăn uống nhằm tránh các bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước (vì có thể còn vi khuẩn trong nước).

Có thể sử dụng hóa chất chloramin B để khử trùng nước. Nước chỉ được khử trùng sau khi qua quá trình lọc với hóa chất. Sử dụng 3 g bột chloramin B 25% khử trùng 1m3 nước. Nước sau khi khử trùng để 30 phút mới sử dụng.

Đối với nguồn nước có chỉ tiêu amoni không đạt

Trường hợp này, vì chi phí xử lý cao và đòi hỏi kỹ thuật, hóa chất phức tạp, hộ gia đình không thể thực hiện bằng phương pháp thông thường (như giàn mưa bể lọc). Vậy nên, QCVN khuyến cáo người dân trước mắt không sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uống hay chế biến thực phẩm, mà chỉ có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về các phương pháp xử lý nước hiệu quả sau khi có kết quả phân tích nước không đạt chuẩn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể truy cập QCVN để tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết khác nhé!

Email us

Zalo

0918945839