Cac chi tieu xet nghiem nuoc thai ma ban nen biet
Các chỉ tiêu xét nghiệm nước thải mà bạn nên biết

Các chỉ tiêu xét nghiệm nước thải mà bạn nên biết

Xét nghiệm nước thải theo Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn nào

Mỗi Quy chuẩn quy định riêng về các chỉ tiêu phân tích

Phân tích nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT
TCVN 5945:2010
Phân tích nước thải công nghiệp sản xuất thép QCVN 52:2017/BTNMT
Phân tích nước thải công nghiệp dệt nhuộm QCVN 13-MT : 2015/BTNMT
Phân tích nước thải công nghiệp giấy và bột giấy QCVN 12-MT : 2015/BTNMT
TCVN 7732 : 2007
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 11-MT:2015/BTNMT
TCVN 7648:2007
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên QCVN 01-MT : 2015/BTNMT
TCVN 7586:2006
Phân tích nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Phân tích nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn QCVN 25:2009/BTNMT
TCVN 7733 : 2007
Phân tích nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT
TCVN 7222 : 2002
Phân tích nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT

Khi thực hiện việc quan trắc môi trường nước thải hay xét nghiệm nước thải cần phải kiểm soát các chỉ số sau đây.

Chỉ số về COD

COD là thành phần cần kiểm soát trong nước thải và rất quan trọng đối với quan trắc môi trường nước thải. COD chính là lượng oxy cần thiết để thực hiện oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước. Nó có cả chất vô cơ và hữu cơ. COD trong nước có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là nước thải.

Trong quan trắc môi trường nước thải để đo COD người ta sẽ sử dụng thiết bị đo chuyên dụng. Chúng sẽ giúp xác định hàm lượng COD trong nước thải. Đồng thời, đánh giá nhu cầu oxy hóa trong nước, giám sát chất lượng nước thải. Với phương pháp đo COD bằng sensor được thực hiện nhanh chóng, kết quả chuẩn xác, ít sai lệch. Ngoài ra, thiết bị quan trắc môi trường nước thải mới còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và không gây hại cho môi trường.

Chỉ số pH trong nước thải

pH là một trong những chỉ số rất quan trọng và cần thiết trong môi trường, kể cả môi trường nước thải. pH là đại lượng đặc trưng để thể hiện tính acid hoặc kiềm của nước thải. Độ pH có liên quan đến sự ăn mòn, hòa tan hay ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. Nếu độ pH trong nước thải quá cao hay quá thấp đều không tốt.

Người ta thường sử dụng giấy quỳ, dung dịch đo pH để xác định độ pH trong nước. Tuy nhiên các phương pháp này có sự sai số khá cao. Hiện nay, trong quan trắc môi trường nước thải thiết bị đo pH như máy đo, bút đo dần được thay thế. Chúng mang lại kết quả chuẩn xác, nhanh chóng, dễ thực hiện và đáng tin cậy.

Cac chi tieu xet nghiem nuoc thai ma ban nen biet

Chỉ số tổng rắn lơ lửng (TSS)

Theo quy định, trong quan trắc môi trường nước thải cần kiểm soát tổng rắn lơ lửng (TSS). Có nghĩa là mức chất rắn lơ lửng sau xử lý nước thải. Thành phần tổng rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải nếu cao sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Cũng như nó sẽ chứa nhiều chất thải công nghiệp, rác thải gây ô nhiễm nguồn nước.

Đo tổng rắn lơ lửng (TSS) trong quá trình quan trắc môi trường nước thải giúp đánh giá được thực trạng môi trường nước. Qua đó có thể kiểm soát chất lượng nước và có hướng làm giảm hàm lượng TSS trong nước.

Chỉ số hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO)

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) chính là lượng oxy hòa tan trong nước, chúng rất cần thiết cho sự sống của các vi sinh vật trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trong nước thải thấp nghĩa là nước không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, khi thực hiện quan trắc môi trường nước thải cần phải đo DO để đánh giá sự ô nhiễm của nguồn nước.

Ngoài ra, quan trắc môi trường nước thải còn phải đo BOD, nhiệt độ, độ đục, độ màu, độ cứng… Tất cả đều phải đo để có thể đưa ra đánh giá chính xác và khách quan nhất. Có như vậy mới kiểm soát được chất lượng nước thải.

Để đo được những chỉ số kể trên chúng ta cần sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng. Trong quan trắc môi trường nước thải sẽ có những thiết bị dành riêng cho từng chỉ số khác nhau. Do đó bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng để đảm bảo kết quả đo.

Email us

Zalo

0918945839