Kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm kiểm nghiệm các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm
Các cơ sở kiểm nghiệm khi tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kiểm nghiệm thực phẩm, bao gồm: Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn thực hiện công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Căn cứ theo quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm thì việc xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện như sau:
Nếu kiểm nghiệm thực phẩm có trong danh sách các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm an toàn do Bộ Y tế quy định thì việc kiểm nghiệm được tiến hành theo các tiêu chuẩn kiểm nghiệm do Bộ Y tế ban hành
Nếu kiểm nghiệm đối với thực phẩm chưa có chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ Y tế ban hành thì xác định chỉ tiêu theo các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố. Có thể áp dụng các chỉ tiêu theo công bố của Colex (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ban hành một cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm).
Các loại thực phẩm đã có chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
Hiện nay Bộ Y tế đã đưa ra quy chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động kiểm nghiệm sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm. Các cơ sở kiểm nghiệm khi tiến hành kiểm nghiệm đối với các loại thực phẩm này phải tuân theo các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm này thì kết quả kiểm nghiệm mới được thừa nhận và có giá trị. Các loại thực phẩm có quy chuẩn chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm:
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt
- Nước đá dùng liền
- Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
- Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- Phụ gia thực phẩm
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Mẫu chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm năm 2021
STT | Chỉ tiêu đo đạc/ phân tích | Đơn giá | Số Lượng (Mẫu) |
Thành tiền (VNĐ) |
1 | Cảm quan | |||
2 | Độ ẩm | |||
3 | Cacbohydrat | |||
4 | Lipid | |||
5 | Protein | |||
6 | Năng lượng(ẩm, tro, đạm, béo) | |||
7 | Năng lượng từ béo | |||
8 | Đường tổng | |||
9 | Béo bão hòa | |||
10 | Chất khô hòa tan | |||
11 | Chất không tan trong nước | |||
12 | Độ chua | |||
13 | NaCl | |||
14 | NH3 | |||
15 | H2S | |||
16 | Hàm lượng acid | |||
17 | Chỉ số acid | |||
18 | Chỉ số peroxide | |||
19 | Tro tổng số | |||
20 | Tro không tan trong HCl | |||
21 | Hàm lượng tro sunfat | |||
22 | Xơ thô | |||
23 | Xơ dinh dưỡng | |||
24 | Sodium cyclamate | |||
25 | SO2 | |||
26 | Borat | |||
27 | Hàm lượng Propylene glycol | |||
28 | Hàm lượng sodium propionate | |||
29 | Hàm lượng nước | |||
30 | Nhiệt độ nóng chảy | |||
31 | Tỷ trọng ở 20 0C | |||
32 | Chỉ số khúc xạ ở 20 0C | |||
33 | Acid béo tự do | |||
34 | Natri Benzoat | |||
35 | Kali sorbet | |||
36 | Piperin | |||
37 | Chất chiết eter không bay hơi | |||
38 | Kẽm gluconate | |||
39 | Canxi lactare | |||
40 | Adenoside | |||
41 | Cordycepin | |||
42 | Ginsenoside Rb1+ Rg1 | |||
43 | Acid amin | |||
44 | Rhodamin B | |||
45 | Vitamin D2 | |||
46 | Vitamin D3 | |||
47 | Vitamin B1 | |||
48 | Vitamin B2 | |||
49 | Vitamin B3 | |||
50 | Vitamin B5 | |||
51 | Vitamin B6 | |||
52 | Vitamin B7 | |||
53 | Vitamin B8 | |||
54 | Vitamin B9 | |||
55 | Vitamin B12 | |||
56 | Vitamin A | |||
57 | Vitamin C | |||
58 | Vitamin E | |||
59 | Transfat | |||
60 | Cholesterol | |||
61 | TSVSVHK | |||
62 | Coliforms | |||
63 | E.coli | |||
64 | S.aureus | |||
65 | Cl.perfringens | |||
66 | B.ceureus | |||
67 | TSBTNMNM | |||
68 | Salmonella | |||
69 | Pseudomonas aeruginosa | |||
70 | Vibrio Cholera | |||
71 | Vibrio parahaemolyticus | |||
72 | Listeria monocytogenes | |||
73 | Cl.botulinum | |||
74 | Streptococci fecal | |||
75 | Enterobacteriacea | |||
76 | Bào tử kỵ khí khử sunfit | |||
77 | Staphylococci enterotoxin | |||
78 | Lactic acid bacteria | |||
79 | Antimon(Sb) | |||
80 | Chì (Pb) | |||
81 | Cadimi (Cd) | |||
82 | Thiếc (Sn) | |||
83 | Thủy ngân (Hg) | |||
84 | Asen (As) | |||
85 | Đồng (Cu) | |||
86 | Kẽm (Zn) | |||
87 | Methyn thủy ngân (MEHg) | |||
88 | Sắt (Fe) | |||
89 | Canxi (Ca) | |||
90 | Kali (K) | |||
91 | Natri (Na) | |||
92 | Acid citric | |||
93 | Gisenoside | |||
94 | Collagen | |||
95 | Cafein | |||
96 | Aflatoxin tổng và B1 | |||
97 | Alatoxin M1 | |||
98 | Melamin | |||
99 | Ochratoxin A | |||
100 | Deoxynivalenol | |||
101 | Zearalenone | |||
102 | Fumonisin | |||
103 | Patulin | |||
104 | Benzylpenicilin | |||
105 | Clotetracyclin | |||
106 | Streptomycin | |||
107 | Gentamycin | |||
108 | Spiramycin | |||
109 | Endosulfan | |||
110 | Aldrin | |||
111 | Dieldrin | |||
112 | DDT | |||
113 | Cyfluthrin | |||
114 | Chloramphenicol | |||
115 | MUFA | |||
116 | PUFA | |||
119 | DHA | |||
120 | EPA | |||
121 | ARA | |||
122 | LYSINE | |||
123 | SAPONIN | |||
124 | TAURIN | |||
125 | Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật | |||
126 | Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- nhóm Clo hữu cơ | |||
127 | Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- nhóm lân hữu cơ | |||
128 | Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- nhóm Cúc tổng hợp | |||
129 | Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- nhóm Carbamat |