Bao cao quan trac moi truong dinh ky theo thong tu 02
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 02

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 02

Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ta hiện nay diễn ra hết sức phức tạp. Rất nhiều rác thải ô nhiễm tràn lan ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người.

Một phần là do ý thức của con người, phần lớn có thể là do nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của việc thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Ở bài viết hôm nay, QCVN cùng bạn tìm hiểu về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 02. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Đây là một loại hồ sơ giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình nguồn thải gây ô nhiễm sau khi dự án triển khai, định kỳ lấy mẫu nguồn thải, phân tích và nộp phê duyệt lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

Mục đích của quan trắc môi trường định kỳ

  • Đánh giá hiện trang môi trường của các cơ sở.
  • Đánh giá mức độ tác động tới môi trường xung quanh và sức khỏe của nhân viên làm việc tại cơ sở.
  • Báo cáo quá trình giám sát, thực hiện, bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước.
  • Từ đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có chính sách, biện pháp phối hợp với doanh nghiệp nhằm bảo vệ môi trường.  

Các đối tượng cần lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

  • Các doanh nghiệp sản xuất: nhà xưởng, nhà kho, các nhà máy, các công ty sản xuất,….
  • Khu công nghiệp: các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp.
  • Các cơ sở y tế: Bệnh viện; Thẩm mỹ viện, spa; Cơ sở xét nghiệm y khoa, Nha khoa, Phòng khám,…
  • Khu dân cư, đô thị: Các khu dân cư, khu đô thị, chung cư.
  • Khu xử lý rác thải: bãi chôn lấp, trạm trung chuyển, nhà máy đốt rác.
  • Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Các tòa nhà văn phòng cho thuê, địa ốc,…; Các công ty có đề án bảo vệ môi trường; Trung tâm thương mại.

điều kiện quan trắc môi trường lao động

Cơ quan phê duyệt báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

  • Sở Tài nguyên và Môi trường: Đối với các dự án, doanh nghiệp có đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường: Đối với các dự án, doanh nghiệp có đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
  • Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: Đối với các dự án, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền ủy nhiệm.

Các bước thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư Số: 02/2022/TT-BTNMT

  • Bước 1: Cử nhân viên đến tận nơi để khảo sát một số thông tin về dự án như: quy mô, điều kiện tự nhiên, các vấn đề về môi trường, khí hậu, địa chất, con người, tình hình kinh tế,… xung quanh nơi dự án triển khai.
  • Bước 2: Khảo sát nguồn thải ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình dự án hoạt động, nguồn thải ô nhiễm có thể phát sinh như nguồn nước thải, khí thải,… Đồng thời tiến hành lấy mẫu nguồn thải như mẫu nước thải, mẫu khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn (nếu có máy phát điện), mẫu đất, mẫu rác thải nguy hại,…Đo đạc các thông số về độ rung, tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… 
  • Bước 3: Phân tích mẫu nguồn thải ô nhiễm đã thu thập từ bước 2 tại phòng thí nghiệm xem mẫu nào vượt mức ô nhiễm. Mẫu nào vượt các tiêu chuẩn hiện hành để có biện pháp giải quyết nguồn thải một cách thích hợp nhất.
  • Bước 4: Đánh giá chất lượng môi trường, những ảnh hưởng và tác động của nguồn thải ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh nơi dự án hoạt động. Qua đó tiến hành xây dựng chương trình giám sát môi trường, các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
  • Bước 5: Soạn thảo hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dựa theo thông tư Số: 02/2022/TT-BTNMT, doanh nghiệp cần phải có một số giấy tờ như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai điện nước 3 tháng gần nhất, hồ sơ ban đầu kế hoạch môi trường,… 
  • Bước 6: Hoàn tất hồ sơ và gửi khách hàng xem xét ký, đóng dấu, sau đó sẽ gửi lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ để phê duyệt.

Để biết thêm chi tiết và tư vấn thêm về quan trắc môi trường định kỳ, quý khách vui lòng liên hệ 0287.308.6678 QCVN để được hỗ trợ nhé!

Email us

Zalo

0918945839