Bao cao hoan thanh cong trinh bao ve moi truong nam 2021
Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường năm 2021

Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường năm 2021

Lý do nên thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 

Để giúp chứng minh dự án đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, quá trình hoạt động của dự án không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, bạn cần phải thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.

Tầm quan trọng của báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 

  • Cũng là căn cứ, hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền quản lý, đánh giá hiệu quả các công trình bảo vệ môi trường của dự án
  • Là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, cở sản xuất, dịch vụ,…
  • Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường

Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường ?

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Bao cao hoan thanh cong trinh bao ve moi truong nam 2021

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Những đối tượng, đơn vị nào cần phải báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường?

Căn cứ theo Phụ lục II Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP, cột 4 Quy định các đối tượng phải lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, chi tiết như sau:

Tất cả các dự án thuộc mục này phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Tất cả (trừ trường hợp không có trạm, nhà máy xử lý nước thải): tất cả các dự án thuộc mục này phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Trừ các dự án không có trạm, nhà máy xử lý nước thải thì không cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, nhưng phải làm công văn thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành.

Thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: tất cả các đối tượng thuộc mục này đều bắt buộc phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, theo khoản 6 điều 17 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định “Trường hợp công trình BVMT có sự thay đổi thì phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường” tức là mọi trường hợp thay đổi công trình bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoàn thành, chủ dự án phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Email us

Zalo

0918945839