ANH HUONG CUA HOAT DONG TRONG TROT LEN MOI TRUONG TAI VIET NAM
ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Lĩnh vực trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt dần chuyển theo hướng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa… đặc biệt là việc áp dụng các giống cây trồng mới với sản lượng và năng suất cao, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, tỷ trọng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm sâu từ năm 2018 do xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến thất thường.

Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt lên môi trường
Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt lên môi trường

Trong trồng trọt, sử dụng phân bón là một yếu tố quyết định năng suất, chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học mất cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thời gian bón, cách bón phân không khoa học và mang tính tự phát, dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, mất khả năng tái sản xuất.

Song song với việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt, đặc biệt là bao bì thuốc BVTV, cũng đang tăng nhanh và khó kiểm soát. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng các bể chưa bao gói, chai đựng thuốc BVTV đặt tại đầu bờ ruộng, tuy nhiên, lượng bể chứa đáp ứng yêu cầu còn khá thấp, do đó vẫn còn lượng lớn bao bì bị thải bỏ ngay tại đồng ruộng.

Thực tế tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh quen thuốc gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhiều loài sinh vật có ích bị tiêu diệt, gây mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh hại càng phát triển mạnh hơn và nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn. Thêm vào đó là xu hướng người dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công dụng mạnh nhưng lại ít quan tâm đến an toàn môi trường. Theo ước tính, hằng năm có đến 50-70% lượng phân bón vô cơ không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường. Nước thải từ hoạt động chuyên canh nông nghiệp có chưa các thành phần độc hại như hóa chất BVTV, phân bón hóa học đã nếu trên đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt cho các khu vực lân cận.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe con người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc BVTV, phân bón trong môi trường đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc BVTV khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích lũy vào nông sản thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Lượng phân bón hóa học từ môi trường đất tích lũy trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến bệnh hiểm nghèo là hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobinamia-tắc nghẽn vận chuyển ôxy trong cơ thể trẻ em), kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn.

Các loại chất thải rắn độc hại như vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ hoạt động trồng trọt do người dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi tại đồng ruộng; phế thải và chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và sinh hoạt… nếu không được thu gom, xử lý bảo đảm kỹ thuật và vệ sinh môi trường sẽ trở thành hiểm họa cho môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm gia tăng các bệnh về mắt, hô hấp, các bệnh ngoài da, thậm chí cả bệnh ung thư

Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt lên môi trường
Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt lên môi trường

Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái và có khả năng làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen thuốc dẫn đến kháng thuốc và chống thuốc. Vì vậy, những vụ sau, để tiêu diệt sâu bệnh hại người dân lại phải tăng nồng độ và liều lượng các loại thuốc BVTV dẫn đến hiện tượng lượng thuốc BVTV tăng dần qua các năm trên cùng đơn vị diện tích. Điều đó gây tốn kém về kinh tế, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, dư lượng các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên các loại nông sản, ảnh hưởng càng nguy hại tới sức khoẻ con người. Việc sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan, chưa có biện pháp xử lý triệt để và hợp lý đã để lại những hậu quả đáng chú ý về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí; gây độc cho con người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hoang hóa tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc trừ sâu và hiện tượng biến đổi tế bào gen trên cây trồng và vật nuôi, đồng thời dự báo những thay đổi của chọn lọc tự nhiên, lan truyền bệnh tật, khả năng sinh sản của động vật hoang dã, từ đó gây nên hiệu ứng dây chuyền trên các quần thể, hệ sinh thái và chuỗi thức ăn.

Bên cạnh đó, sau mỗi mùa vụ, phụ phẩm từ cây trồng chính phát sinh với khối lượng lớn. Năm 2019, phụ phẩm từ một số loại cây trồng chính phát sinh trên cả nước ước tính khoảng 94.715.000 tấn, trong đó lớn nhất là cây lúa với 52.140.000 tấn, cây mía là 16.914.000 tấn, các loại khác như sắn, ngô, cà phê, đậu tương khoảng 25.661.000 tấn. Chỉ một phần phụ phẩm từ cây trồng được tái chế, tái sử dụng, phần còn lại bị đốt bỏ ngoài ruộng, gây hiện tượng khói mù cục bộ cho vùng lân cận sau thu hoạch mỗi mùa vụ.

Việc đốt rơm rạ tự phát không kiểm soát làm phát sinh các khí độc hại như CO, NOx, bụi mịn… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đặc biệt, ở một số địa phương, tình trạng đốt rơm rạ trên đường không những ảnh hưởng đến môi trường, mà còn gây mất tư xã hội, ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. Việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây trồng. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị “chai cứng” do dư thừa phân bón hóa học trong đất ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV cũng gây nên tình trạng sản phẩm nông sản bị nhiễm độc, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm.

Email us

Zalo

0918945839