ẢNH HƯỞNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.
Điện từ trường có tác dụng nguy hại đến cơ thể con người. Nguy hiểm ở chỗ là cơ thể con người không cảm nhận được sự tác dụng của điện từ trường. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão như hiện nay, các nguồn phát sinh điện từ trường còn đến từ sóng điện thoại, sóng wifi và các thiết bị tiếp nhận sóng điện từ như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, pin sạc…
Mức độ tác động của điện từ trường đến cơ thể con người phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ điện từ, chế độ làm việc của nguồn (phát theo kiểu xung hoặc phát theo kiểu liên tục), thời gian tác dụng (ngắt quãng hoặc liên tục), khoảng cách từ nguồn phát đến con người.
Mức độ hấp thu năng lượng điện từ trường phụ thuộc vào tần số:
- Tần số cao: 20%
- Tấn số siêu cao: 25%
- Tần số cực cao: 50%
Khi chịu tác động của điện từ trường trong một khoảng thời gian dài, liên tục sẽ dẫn tới sự thay đổi một số chức năng của cơ thể, trước hết là hệ thần kinh trung ương, mà chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh, và rối loại hệ thống tim mạch. Các triệu chứng có thể gặp là: dễ mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ hoặc buồn ngủ nhiều, nóng nảy, hoặc suy nhược cơ thể. Ngoài ra theo các nghiên cưu, ô nhiễm điện từ trường còn gât ra các triệu chứng: chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, giảm khướu giác…
Hiện nay, một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với yếu tố điện từ trường cao, có thể kế đến như:
- Nhân viện vận hành trạm điện, trạm biến áp; nhân viên viễn thông, sửa chữa điện
- Nhân viên y tế tiếp xác máy cộng hưởng từ MRI, X quang
- Nhân viên vận hành trạm điều khiển trung tâm bằng siêu máy tính, thiết bị viễn thông…
Quy định của Bộ Y Tế về quy định quản lý điện từ trường công nghiệp, được viện dẫn theo thông tư 25/BYT-2016 như sau:
- Các cơ sởcó người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số công nghiệp phải định kỳ đo, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nếu điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện Điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng
- Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị phát sinh điện từ trường. Có hệ thống điều khiển từ xa khi cần thiết.
- Che chắn các thiết bị điện, máy móc công nghiệp bằng vỏ kim loại có độ dẫn điện cao, và phải nối đất. Lưu ý, nối bằng dây ngắn, không cuộn tròn để tránh tạo dòng điện cảm ứng.
- Mặc quần áo, đeo giày và găng tay bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với nguồn phát điện từ trường.
- Tăng khoảng cách an toàn, bố trí thiết bị hợp lý. Tổ chức thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tăng cường kiểm tra môi trường và kiểm tra sức khỏe cho người lao động.