1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ cần cung cấp
Trong quá trình lập hồ sơ báo cáo quan trắc định kỳ doanh nghiệp cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y có công chứng)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ hệ thống xử lý ô nhiễm đã thực hiện
- Biên lai tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất của doanh nghiệp.
Tùy vào doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm nhiều loại hồ sơ khác.
3. Đối tượng thực hiện
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định hiện hành.
4. Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Mục đích của việc báo cáo này là theo dõi quan trắc số liệu của công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích, tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.