Vì sao phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh?
Với các hoạt động kinh doanh sản xuất của dự án tại thành phố Hồ Chí Minh đều có thể phát sinh nguồn ô nhiễm và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, vì thế để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện một số hồ sơ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động như kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của công ty vẫn cần phải lập các báo cáo định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý về Môi trường để xác định xem hoạt động của công ty có ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường xung quanh hay không. Vì thế, doanh nghiệp cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
Vậy báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì?
Đây là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như: Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thông tư 43
Thứ nhất: tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.
Thứ hai: tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, … Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.
Thứ ba: định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Thứ tư: lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác. Tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.