>> Phân tích các chỉ tiêu nước uống đóng chai
1. Amoni là gì?
Amoni là chất khí không màu và có mùi khai, có công thức hóa học NH3. Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Trong nước uống, tổng Amoni sẽ bao gồm amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine.
2. Cách nhận biết Amoni trong nước sinh hoạt
Amoni không tồn tại lâu trong nước mà dễ dàng chuyển thành nitrite. Nitrite trong nước sẽ ức chế men enzim trong thịt cản trở quá trình chuyển màu của thịt. Vì thế, thịt khi nấu trong nước sinh họa có nhiễm amoni chín nhưng vẫn có màu như màu thịt sống. Ngoài ra, với những mẫu nước nhiễm amoni từ 20mg/l trở lên có thể ngửi thấy mùi khai trong nước.
Amoni có mặt trong môi trường có nguồn gốc từ các quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp và từ sự khử trùng nước bằng cloramin.
Amoni trong nước là một chất ô nhiễm do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn. Khi hàm lượng Amoni trong nước ăn uống cao hơn tiêu chuẩn điều đó có nghĩa là nguồn nước bạn đang sử dụng đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống và có khả năng xuất hiện các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây bệnh.
3. Những tác hại của Amoni đối với sức khỏe con người
Amoni không quá độc với con người và động vật. Tuy nhiên, nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Amoni gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước. Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan ( NH4+ là nguồn dinh dưỡng để rêu tảo phát triển, vi sinh vật phát triển trong đường ống gây ăn mòn, rò rỉ và mất mỹ quan).
Bên cạnh đó, nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ tạo thành các nitrat (NO2-), nitrit (NO3-). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hóa thành các chất độc hại, lại khó xử lý.
Khi ăn uống nước có chứa nitrit, cơ thể sẽ hấp thu nitrit vào máu và chất này sẽ tranh oxy của hồng cầu làm hemoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da.
Do đó, nitrit đặc biệt nguy hiểm cho trẻ mới sinh dưới sáu tháng, nó có thể làm chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp, trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi trong máu.
Đối với người lớn, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào – nguyên nhân gây bệnh ung thư. Những thí nghiệm cho nitrit vào thức ăn, nước uống của chuột, thỏ… với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép thì sau một thời gian thấy những khối u sinh ra trong gan, phổi, vòm họng của chúng.
Các hợp chất nito trong nước có thể gây nên một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng nước. Nitrat tạo ra chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo nên những nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với nitrat lọt vào sữa mẹ, hoặc qua nước dùng để pha sữa. Sau khi lọt vào cơ thể, nitrat được chuyển hoá nhanh thành nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. Iron nitrit còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khoẻ con người. Khi tác dung với các amin hat alkyl cacbonat trong cơ thể người chúng có thể tạo thành các hợp chất chứa nito gây ung thư.
4. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng để khử Amoni trong nước sinh hoạt
Phương pháp Clo hóa nước đến điểm đột biến
Phương pháp làm thoáng
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp sinh học
Amoni trong nước thường khó nhận biết bằng cảm quan. Do đó, nếu nghi ngờ nguồn nước đang sử dụng bị nhiễm Amoni bạn nên mang mẫu nước đến các trung tâm xét nghiệm uy tín và được cấp phép để làm các thí nghiệm phân tích và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Sau đó, lựa chọn cho gia đình mình một công nghệ lọc nước phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người thân trong gia đình.
Đối với những địa phương đang sử dụng nước ngầm nên chứa nước vào trong bể rồi lọc qua cát, sỏi san hô trương bể chứa. Đây không phải là công nghệ xử lý amoni nhưng nó làm giảm hàm lượng amoni trong nước.
Trước khi dùng nước để sử dụng có thể dùng phương pháp thổi khí, sục khí cho nước. Mục đích là cấp oxi cho nước, oxi hóa amoni thành nitrit, chuyển thành nito bay vào không khí, hàm lượng này trong nước sẽ giảm xuống thấp.