3 phuong phap sinh hoc de xu ly nuoc thai cong nghiep thuc pham
3 phương pháp sinh học để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm

3 phương pháp sinh học để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm

Nguồn gốc của nước thải công nghiệp thực phẩm

  • Nước thải sản xuất từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng…
  • Nước thải phát sinh hoạt động vệ sinh của công nhân viên, từ khu nấu ăn…

Tính chất nước thải công nghiệp thực phẩm

  • Chứa hàm lượng Nito, Phospho cao
  • Với những nguyên liệu là động vật , nước thải chứa hàm lượng protein, chất béo, và dầu mỡ cao
  • Nồng độ các thành phân TSS, BOD, COD, vi khuẩn khá cao
  • Một số loại nước thải thực phẩm có chứa độ mặn, màu, tinh bột..
  • Chứa chủ yếu các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại

3 phuong phap sinh hoc de xu ly nuoc thai cong nghiep thuc pham

Các phương pháp sinh học để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm

a. Phương pháp sinh học thiếu khí

Trong bể thiếu khí, với đa dạng các chủng loại vi sinh vật có tính tùy nghi. Chuyên cho xử lý nước thải chế biến thực phẩm sẽ xử lý hàm lượng Nito có trong nước. Giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tế bào mới.

Lượng Nitơ (Nitơ Amoni) trong nước thải hòa trộn vào gây nên hàm lượng cao sẽ làm mất cân đối thành phần dinh dưỡng (BOD/N/P). Và gây ngộ độc hoặc kìm hãm đối với vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Do vậy quá trình Oxy hóa NH4 -> NO3 và khử Nitơ NO3 -> N2 là nguyên nhân tất yếu để chọn công nghệ nói trên.

b. Phương pháp sinh học kỵ khí

Bể lọc sinh học kỵ khí có tác dụng loại bỏ phần lớn các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải (BOD, COD, SS,… ).

Mầm bùn vi sinh đưa vào ban đầu là bùn tự hoại, phân chuồng và vi sinh hoạt hoá đặc thù. Bùn chết từ bể lọc sinh học kị khí sẽ được rút dẫn vào bể chứa bùn bằng hệ thống bơm bùn.

c. Phương pháp sinh học hiếu khí

Nước thải chế biến thực phẩm sau khi qua quá trình xử lý sinh học thiếu khí. Hàm lượng lớn các chất hữu cơ được giảm đi, từ đây nước được dẫn đến bể Aerotank. Trong hệ thống công nghệ AAO xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học nhờ các vi sinh vật hiếu khí.

Lượng khí oxy được duy trì nhờ không khí cấp từ máy thổi khí. Các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Sản phẩm sau quá trình này là các chất vô cơ ở đơn giản như: CO2, H2O… theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O + CO2 + Sinh khối mới +…

Hiệu quả xử lý nước thải chế biến thực phẩm của bể Aerotank đạt từ 75 ÷ 90%. Hệ này phụ thuộc vào các yếu tố như BOD, nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, lượng bùn…

Nước thải chế biến thực phẩm sau khi qua bể Aerotank các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học bị loại bỏ hoàn toàn.

Email us

Zalo

0918945839