1. Nước thải ngành dược phẩm là gì?
Nước thải ngành dược phẩm là nước thải phát sinh trong quá trình rửa trang thiết bị sản xuất ngành y tế. Đặc điểm nổi bật của loại nước thải này là hàm lượng dầu mỡ rất cao và có thành phần vi khuẩn khó xử lý, nhất là hợp chất có chứa vòng β- lactams nếu các nhà máy thuốc này sản xuất thuốc kháng sinh.
Các chất hoạt động trong nước thải ngành dược này gây nên hiện tượng tạo bọt khiến quá trình lọc, tập trung tạp chất và phân tán vi rút khó khăn hơn. Chúng còn ngăn chặn quá trình hòa tan oxi trong nước từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có trong môi trường nước. Vì vậy, áp dụng một hệ thống xử lý nước thải dược phẩm đạt tiêu chuẩn và hiện đại lúc này là cực kỳ quan trọng, chúng sẽ giúp xử lý nước thải dược phẩm ổn định và vệ sinh nhất.
Nước thải ngành dược bao gồm trong quá trình sản xuất thuốc chứa các thành phần khó xử lý như các chất hợp chất mạch vòng, các chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi,… ức chế hoạt động của vi sinh vật.
Nước thải sản xuất vỏ nang: chứa hàm lượng dầu mỡ cao, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh, và bơm.
Nước thải giặt, nước tắm rửa: sinh ra trong quá trình giặt quần áo, tắm rửa của công nhân…
2. Thành phần và tiêu chí xử lý nước thải ngành dược phẩm
Như chúng tôi đã nói ở trên, nước thải ngành dược phẩm có chứa các hợp chất hóa học rất khó bị tác động bởi phương pháp xử lý truyền thống do vậy nếu không phải là một mô hình hiện đại và có bố cục xử lý hợp lý thì không thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Những tiêu chí xử lý nước thải công nghiệp ngành dược phẩm như sau:
Chỉ tiêu đặc trưng | Đơn vị | Chất lượng nước thải đầu vào | Yêu cầu chất lượng nước đầu ra(QCVN 40:2011 Cột A) |
pH | 5,1 – 6,2 | 6-9 | |
SS | Mg/l | 144 – 193 | 50 |
BOD5 | Mg/l | 462 – 699 | 30 |
COD | Mg/l | 853 – 1176 | 75 |
N Tổng | Mg/l | 6,7 – 9,5 | 20 |
P Tổng | Mg/l | 1,3 – 2,1 | 4 |