1. Đặc điểm nước thải và thông số ô nhiễm
Thành phần của nước thải tại các trại chăn nuôi – giết mổ gia súc – gia cầm khá phức tạp: một lượng lớn nước thải là từ hoạt động giết mổ, bên cạnh đó còn có nước thải sinh hoạt của công nhân lao động, nước rửa chuồng tạim nước vệ sinh dụng cụ giất mổ, chế biến,… Nước thải từ những nơi này còn có một lượng lớn dầu mỡ và nồng độ chất hữu cơ lớn, bên cạnh đó còn có Nito, Photpho, các chất bảo quản thực phẩm, lông, xương động vật và thức ăn thừa,…
Chất hữu cơ: Trong thành phần chất rắn của nước thải thì thành phần hữu cơ chiếm 70-80 % gồm các hợp chất hydrocacbon, proxit, axit amin, chất béo và các dẫn xuất của cuả chúng có trong phân và thức ăn thừa. Chất vô cơ chiếm 20-30 % gồm cát, đất, muối clorua, SO4..
Nito và phot pho: Hàm lượng N, P trong nước thải tương đối cao do khả năng hấp thụ kém của vật nuôi. Theo Jongbloes và Lenis (1992), lượng nitơ được vật nuôi ăn vào 100% có 30% lượng nitơ tạo thành sản phẩm cho cơ thể, 70% bài tiết ra goài. Theo thời gian và sự có mặt của oxy mà lượng nitơ trong nước tồn tại ở các dạng khác nhau NH4+, NO2-, NO3-.
Photpho được sinh ra trong quá trình tiêu thụ thức ăn của vật nuôi, lượng P chiếm 0,25 – 1,4 %, và một ít trong nước tiểu, xác chết của vật nuôi. Trong nước thải chăn nuôi P chiếm tỉ lệ cao, tồn tại ở các dạng orthophotphate (HPO42-, H2PO4, PO43-), metaphotphate (hay polyphotphate PO43-) và photphate hữu cơ.
Vi sinh vật: Nước thải từ quá trình chăn nuôi chứa nhiều vi trùng và virus gây bệnh. Theo nghiên cứu của Nanxera vi trùng gây bệnh đóng dấu Erisipelothris insidiosa có thể tồn tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, samonella 6 – 7 tháng, Leptospiư thải còn ra 5 – 6 tháng.
Ngoài ra trong nước thải còn chứa môt lượng lớn trứng giun sán với các loại điển hình như Fasciotahepatica, Fasciola, Fasico losis buski, Ascaris suum, Cesphagostomum sp, Trichocephalus dentatus có thể phát triển trong giai đoạn lây nhiễm sau 6 – 28 ngày và 5 – 6 tháng. Theo A.Kigigrop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Salmonella, Ecoli có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Salmonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30 – 40 cm ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán vi trùng có thể lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước mặt tạo thành dịch bệnh cho người và vật nuôi.
2. Bảng thông số ô nhiễm của nước thải
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nồng độ |
Độ màu | Pt_Co | 350 – 870 |
Độ đục | mg/l | 420 – 550 |
BOD | mg/l | 3500 – 8900 |
COD | mg/l | 5000 – 12000 |
TSS | mg/l | 680 – 1200 |
Photpho tổng | mg/l | 36 – 72 |
Nito tổng | mg/l | 220 – 460 |
Dầu mỡ | mg/l | 5 – 58 |