Tong quan quan trac moi truong lam viec va lao dong
Tổng quan quan trắc môi trường làm việc và lao động

Tổng quan quan trắc môi trường làm việc và lao động

Định nghĩa

Quan trắc môi trường làm việc là việc lấy mẫu, phân tích và đánh giá mẫu sau khi chủ doanh nghiệp lập kế hoạch quan trắc đối với nơi làm việc hoặc người lao động nhằm tìm hiểu tình trạng môi trường làm việc.

Mục đích

Mục đích quan trắc môi trường làm việc là tìm hiểu nồng độ và chủng loại các chất có hại trong không khí mà người lao động làm việc, từ đó đánh giá trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thì người lao động có khả năng bị các tổn thương về sức khỏe hay không. Đây cũng là căn cứ để nhận định về tính cần thiết của việc cải thiện môi trường làm việc. Ngoài ra, thông qua quan trắc môi trường làm việc những nơi đã được cải thiện môi trường làm việc nhằm tìm ra hiệu quả của việc cải thiện.

Nơi làm việc thuộc đối tượng quan trắc

Những nơi có người lao động bị phơi nhiễm bởi các nhân tố có hại là đối tượng của quan trắc môi trường làm việc.

Phương pháp quan trắc môi trường

Nguyên tắc quan trắc

Trước khi tiến hành quan trắc, phải thực hiện điều tra sơ bộ.

Tiến hành quan trắc khi công việc đang được diễn ra bình thường và khi có thể đánh giá được chính xác nồng độ phơi nhiễm của người lao động trước các nhân tố có hại

Tất cả các phép đo được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu khí cá nhân, nếu trường hợp khó lấy mẫu khí cá nhân thì có thể thực hiện bằng cách lấy mẫu khu vực.

  • Lấy mẫu khí cá nhân là phương pháp sử dụng máy lấy mẫu khí cá nhân, lấy mẫu khí của người lao động tại vị trí cơ quan hô hấp của họ (trong phạm vi bán kính 30cm so với cơ quan hô hấp)
  • Lấy mẫu khí khu vực là phương pháp khoanh vùng phạm vi thao tác của người lao động rồi đặt máy lấy mẫu khí ở độ cao tương đương với cơ quan hô hấp của người lao động sau đó lấy mẫu khí của đối tượng cần được quan trắc.

Tong quan quan trac moi truong lam viec va lao dong

Lập kế hoạch quan trắc

Trường hợp tiến hành khảo sát sơ bộ thì lập kế hoạch quan trắc bao gồm các nội dung sau:

  • Biểu đồ quá trình từ khâu nhập nguyên vật liệu cho đến khi sản xuất hoàn thiện sản phẩm
  • Khả năng phơi nhiễm nhân tố có hại dựa trên: nội dung về thao tác của từng công đoạn tương ứng, công đoạn thuộc đối tượng quan trắc, tình trạng sử dụng hóa chất ở các công đoạn cũng như điều kiện vận hành liên quan.
  • Nhân tố có hại thuộc đối tượng quan trắc, chu kỳ phát sinh nhân tố có hại, hiện trạng người lao động.
  • Các nội dung cần thiết như: phương pháp quan trắc và thời lượng quan trắc từng nhân tố có hại.

Trường hợp nơi được chỉ định quan trắc không có thay đổi gì về các công đoạn sản xuất và các yếu tố vận hành so với lần quan trắc trước đó thì có thể thực hiện khảo sát sơ bộ trên giấy tờ.

Thời điểm quan trắc

Quan trắc khi thao tác diễn ra bình thường và khi có thể đánh giá chính xác nồng độ phơi nhiễm của người lao động trước các tác nhân gây hại.

Vị trí lấy mẫu

  • Trường hợp quan trắc MTLV bằng phương pháp lấy mẫu khí cá nhân thì phải đưa vị trí lấy khí của máy quan trắc tiến đến gần cơ quan hô hấp của người lao động. Đối với phương pháp lấy mẫu khí khu vực thì để máy ở vị trí gần nhất với nguồn phát sinh chất có hại hoặc đặt tại nơi người lao động thao tác nhiều nhất ở tầm cao tương ứng với cơ quan hô hấp của người lao động.
  • Trường hợp quan trắc bằng phương pháp sử dụng ống rò thì quan trắc tại vị trí gần cơ quan hô hấp của người lao động và gần nguồn phát sinh chất có hại hoặc tại nơi người lao động thao tác nhiều nhất ở tầm cao tương ứng với cơ quan hô hấp của người lao động.

Số lần và chu kỳ quan trắc

  • Tuỳ theo các yếu tố thuộc đối tượng quan trắc mà tiến hành định kỳ một lần trở lên trong vòng 6 tháng.
  • Trong trường hợp cơ sở sản xuất mới hoạt động hoặc có sự thay đổi và trở thành đối tượng của quan trắc MTLV thì sẽ tiến hành quan trắc trong vòng 30 ngày kể từ ngày trở thành đối tượng quan trắc.

Thời hạn tiến hành quan trắc

Trường hợp số lần quan trắc nhiều hơn 1 lần trong 6 tháng: lấy khoảng cách từ 3 tháng trở lên kể từ ngày hoàn thành quan trắc lần trước đó.

Thời gian quan trắc

Trường hợp chất thuộc đối tượng đã được thiết lập tiêu chuẩn TWA thì đo liên tiếp 6 tiếng trở lên trong thời gian 1 ngày làm việc hoặc chia thời gian làm việc ra làm các khoảng và đo từ 6 tiếng trở lên. Các trường hợp sau đây là ngoại lệ:

  • Trường hợp trong thời gian 1 ngày làm việc mà thời gian phát sinh chất thuộc đối tượng quan trắc dưới 6 tiếng hoặc làm việc dưới 6 tiếng do công việc không theo quy tắc, hoặc nguồn phát sinh chất có hại chi phí phát sinh theo từng giai đoạn thì sẽ quan trắc trong thời gian phát sinh.
  • Trường hợp người có tư cách hoặc cơ quan quan trắc được chỉ định cho rằng do đặc trưng công việc mà các chất thuộc đối tượng quan trắc đã được thiết lập tiêu chuẩn phơi nhiễm trong thời gian ngắn (STEL) phơi nhiễm không đồng nhất và cần phải đánh giá phơi nhiễm trong thời gian ngắn thì sẽ tiến hành quan trắc thêm giá trị trung bình theo thời gian (TWA) và đo nồng độ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này, tiến hành 15 phút/ 1 lần đo, nhưng phải điều chỉnh số lần đo dựa trên đặc trưng/ tính chất phơi nhiễm của nhân tố có hại.
  • Trường hợp đo lường các loại chất thuộc đối tượng quan trắc đã được xác lập tiêu chuẩn/ ngưỡng phơi nhiễm trần thì tiến hành trong thời gian tối thiểu để có thể đánh giá giá trị tiêu chuẩn phơi nhiễm cao nhất. Tuy nhiên, nếu giá trị trung bình theo thời gian (TWA) cũng đồng thời được thiết lập thì cần tiến hành quan trắc cả giá trị này (TWA).

Số lượng người lao động lấy mẫu khí

Tiến hành đo đồng thời tối thiểu 2 người bị phơi nhiễm cao nhất tại cơ sở làm việc. Trường hợp có 1 người tại nơi làm việc thì tiến hành đo 1 người. Trường hợp có trên 10 người làm cùng một việc thì tiến hành đo thêm 5 người/ 1 địa điểm.

Tuy nhiên, nếu số lượng người lao động có cùng công việc vượt quá 100 người thì có thể điều chỉnh số lượng người lấy mẫu khi là 20 người.

Số lượng mẫu quan trắc theo phương pháp lấy mẫu khí khu vực thì đo đồng thời từ 2 địa điểm trở lên trong khu vực làm việc. Trường hợp diện tích của nơi làm việc từ 50m2 trở lên thì cứ 30m2 lại lấy thêm 1 điểm lấy mẫu.

Địa điểm làm việc đơn vị ám chỉ nơi làm việc hay quá trình thuộc đối tượng của quan trắc môi trường làm việc mà một tập thể người lao động bị phơi nhiễm khi tiến hành các thao tác công việc bình thường.

Người lao động có phơi nhiễm cao nhất là người lao động ở vị trí gần nhất so với nguồn tiếp nhận và nguồn phát sinh các chất, các yếu tố có hại hoặc bị phơi nhiễm nhiều nhất với các yếu tố thuộc đối tượng quan trắc môi trường làm việc.

Email us

Zalo

0944171661